Khoai sọ chữa bệnh tiểu đường – “Bạn thân” giúp đường huyết tăng

 

Bạn thân mến!

“Ai mà ác mồm ác miệng” lại chỉ cho bệnh nhân tiểu đường món khoai sọ chữa bệnh tiểu đường thế không biết?

Khoai sọ được xếp vào hàng thực phẩm chứa đường và tinh bột cao, có chỉ số đường huyết (GI) là 58 - khi được chế biến vừa chín (nếu ninh nhừ thì chỉ số đường huyết sẽ tăng cao hơn). Là loại thực phẩm, đáng lý bệnh nhân phải hạn chế ở mức vừa đủ cho nhu cầu cơ thể mỗi ngày.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn lý do bệnh nhân tiểu đường không nên ăn khoai sọ và đưa ra những lưu ý để xây dựng một khẩu phần lý tưởng hàng ngày.

(Ảnh minh họa từ internet)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Khoai sọ là “bạn thân” của đường huyết và giúp đường huyết tăng nhanh như ăn kẹo vậy.

Khoai sọ chứa nhiều tinh bột, lipid, đường và các khoáng chất như sắt, canxi và nhiều axit amin. Trong củ khoai sọ có chứa lượng chất xơ, giúp tăng hoạt động hấp thu của ruột, nhuận tràng và chống táo bón. Các axit chưa no linoleic và linolenic có tác dụng làm hạ huyết áp, giãn mạch, giảm cholesterol máu.

Khoai sọ tốt cho hệ tim mạch, hỗ trợ điều trị các căn bệnh về thận. Đồng thời còn là thực phẩm có tác dụng bồi bổ sức khỏe bị suy nhược rất tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhờ chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa.

Đối với người bình thường, đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và ngon miệng. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, đây lại là thực phẩm làm tăng đường huyết. Khoai sọ chứa tinh bột cao, nên khi ăn, cơ thể dễ dàng chuyển hóa thành đường glucose, gia tăng đường huyết và khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Vậy nên, kinh nghiệm dùng khoai sọ chữa bệnh tiểu đường dân gian truyền miệng là không an toàn, bệnh nhân cần phải dừng sử dụng ngay!

Có nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 bỏ cơm chọn khoai cho mỗi bữa ăn hàng ngày của mình

(Chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả)

Một sai lầm nghiêm trọng và rất thiếu hiểu biết, khi nhiều bệnh nhân tiểu đường cứ ngỡ ăn khoai sọ thay cơm sẽ hạ được đường huyết. Nhưng thực tế không được như vậy, khoai sọ có thay thế thuốc tiểu đường hay ổn định đường huyết đâu không thấy, mà đường máu cứ tăng, cân nặng vẫn cứ lên vùn vụt, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Mặc dù, kẹo không ăn, bánh không ăn, loại bỏ trái cây ngọt, cơm không ăn,… thế sao vẫn tăng đường huyết.

Hỏi ra mới nói, do ăn khoai sọ mà nên. Thế mà, nhiều bệnh nhân truyền tai nhau chữa bệnh tiểu đường bằng khoai sọ… mới “ác”.

Trả lời cho bạn hay nhé!

Cơm, khoai, bánh mỳ trắng, bún phở, miến,… đều là những loại thực phẩm chứa đường tinh bột, tùy theo từng loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao hay thấp.

Việc loại bỏ hoàn toàn thành phần đường và tinh bột ra khỏi khẩu phần hàng ngày cũng là một sai lầm và nguy hiểm chết người.

Theo các chuyên gia, ít nhất một ngày chúng ta cần phải bổ sung 130gram thành phần tinh bột cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Nhờ thành phần đường tinh bột, não mới có nguyên liệu để hoạt động. Nếu thiếu, bắt buộc phải chuyển hóa sinh ra chất bột đường từ thịt và chất béo, đây là quá trình chuyển hóa phức tạp hơn, và có thể sản sinh ra nhiều chất không tốt cho cơ thể.

Điều quan trọng nữa, bệnh nhân cần phải xây dựng được một chế độ ăn cân bằng các thành phần dinh dưỡng như đạm, béo, đường tinh bột và rau xanh trong mỗi bữa ăn. Trong đó, tỷ lệ đường tinh bột chiếm từ 55-60% khẩu phần ăn, nhằm tránh tăng vọt đường máu sau khi ăn.

Bạn thấy đấy! Không thể cứ nghe người ta nói, mà chưa biết tốt xấu ra sao, đã sử dụng, thì sẽ có tác dụng ngược lại.

Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia, bác sỹ về xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho bệnh nhân tiểu đường type 2 khi áp dụng tại nhà:

(Thức ăn nhanh là "kẻ thù" của bệnh tiểu đường, khiến bệnh trầm trọng hơn)

Chúng ta nên tin tưởng vào các bác sỹ/ chuyên gia đã có nghiên cứu, đào tạo trong ngành dinh dưỡng và có sự am hiểu về căn bệnh tiểu đường. Chứ không thể tin tưởng hoàn toàn vào bí quyết truyền tai như kiểu dùng “khoai sọ chữa bệnh tiểu đường” như chúng tôi đã đề cập ở trên, thì quả thật quá mạo hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Một số lưu ý sau đây để người bệnh tự đưa ra thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp nhất với mình

• Lượng thức ăn nên được rải đều, chia nhỏ, không nên ăn no một lúc sẽ làm tăng đường huyết đột ngột. Trong ngày nên chia ra từ 5 – 6 bữa ăn (3 bữa chính, 1-3 bữa phụ). Ăn đúng giờ giấc, không bỏ bữa.

• Tránh tối đa các thực phẩm nhiều đường có thể gây tăng đường huyết nhanh như mật ong, đường kính, các loại kẹo ngọt, trái cây sấy khô, kẹ chocolate, nước ngọt.

• Hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, loại bỏ mỡ và nội tạng động vật. Nên ưu tiên các thực phẩm từ rau trái, củ quả giàu chất xơ.

• Nên sử dụng các loại thực phẩm có chất béo tốt như lạc, vừng, đậu phụ, các loại cá béo chứa nhiều omega 3,… Hạn chế các món xào nhiều dầu mỡ, nên ăn các món rau sống, luộc.

• Bệnh nhân đái thái đường kèm theo huyết áp cần phải ăn nhạt, lượng muối khoảng 6g/ ngày.

• Hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích;

• Uống nước khoảng từ 6-8 cốc/ ngày.

Với những hướng dẫn cơ bản nêu trên, bệnh nhân nếu tuân thủ nghiêm túc, mới có thể kiểm soát tốt căn bệnh nan y – tiểu đường được.

Qua những chia sẻ ở trên, dùng khoai sọ chữa bệnh tiểu đường là không an toàn, thậm chí có thể làm cho bệnh tình nặng hơn, biến chứng mạn tính bùng phát nhanh hơn.

Bạn biết đấy, tuy các phương pháp chữa tiểu đường bằng thiên thiên rất an toàn, nhưng phải mất một thời gian lâu mới có thể hạ được đường huyết, Nên bạn tham khảo thêm một số thảo dược quý mà chúng tôi đã lựa chọn trong hàng trăm loại thảo dược khác nhau, đã đem lại hiệu quả điều trị cho hơn 5000 bệnh nhân trong suốt hơn 6 năm qua.

⇒ Đó là Thuốc trị tiểu đường Pocadia

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Lựa chọn thực phẩm đúng là cách trị bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả và an toàn nhất.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 261
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol