Khám và điều trị tiểu đường như thế nào để đạt hiệu quả?

 

Bạn thân mến!

Như bạn đã biết, trong các bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ gần đây nhất trên trang web này, về “khám và điều trị tiểu đường ở đâu và như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?”, giúp bệnh nhân duy trì mức đường huyết tối ưu, phần nào, đã giúp bạn trả lời được câu hỏi này.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn hệ thống lại các vấn đề của bệnh và cách mà bạn chủ động điều trị bệnh tiểu đường tại nhà, chứ không quá trông chờ vào liệu trình điều trị, tuy thế, vẫn phải áp dụng song song phương pháp điều trị hiệu quả. 

Ảnh minh họa khám và điều trị tiểu đường như thế nào

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây nhé!

Vậy bạn nên khám và điều trị tiểu đường như thế nào?

Trước hết, bạn phải hiểu về bệnh tiểu đường, nguyên nhân do đâu mắc bệnh?

Bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường, bệnh dư đường, tiêu khát) là một căn bệnh rối loạn chức năng chuyển hóa glucose trong cơ thể con người, do bởi việc cung cấp quá nhiều các thực phẩm carbohydrate mà không chịu vận động thể thao để tiêu hao bớt.

Điều này, khiến tăng áp lực lên tụy - sản sinh insulin để chuyển hóa các chất này. Dẫn đến, insulin mất độ nhạy, giảm hoạt động, bị kháng bởi cơ thể, thiếu hụt do tụy kém tiết ra.

Cả ba loại tiểu đường: type 1, 2, 3 đều do nguyên nhân chủ yếu là từ lối sống, tình trạng béo phì, số ít là từ gen di truyền hay các nguyên do khác.

Vậy là, ta phải điều chỉnh lối sống gấp gấp!! Dù là người bệnh hay người khỏe.

Tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn chống chọi với bệnh tiểu đường

Điều gì mà bạn phải biết rõ nhất để việc khám và điều trị bệnh tiểu đường đi đúng hướng?

Tiếp theo, cần xác định đâu là các triệu chứng cấp tính và mạn tính của bệnh

Chắc chắn rằng, bạn sẽ không dám chủ quan với bất cứ biểu hiện nào của bệnh tiểu đường xảy đến trên cơ thể của mình, vì quá mạo hiểm, một phút lơ là có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

1. Các triệu chứng cấp tính nào của tiểu đường bạn cần lưu ý?

• Hạ đường huyết: Khi người bệnh phải làm việc quá sức, hoặc lượng đường không đủ cung cấp cho cơ thể, sẽ gây hạ đường đột ngột, nếu không biết xử lý tại chỗ, sẽ rất nguy hiểm.

• Hôn mê do tăng đường huyết: Hạ đường hay tăng đường đều rất nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt, đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến hôn mê, đột quỵ.

• Các triệu chứng mới khởi phát bệnh như khát nước nhiều, thường xuyên đói, đi tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi, uể oải, mắt mờ, vết thương lâu lành, tê rần bàn chân, dị ứng da.

2. Triệu chứng mạn tính nguy hiểm: Các biến chứng nguy hiểm sau, đều mắc phải và có xu hướng tăng dần nếu như lượng đường huyết không được kiểm soát tốt nhất, cũng như cơ thể cứ tiếp tục đưa vào lượng glucose từ thức ăn và nước uống hàng ngày:

• Biến chứng ở thận

• Biến chứng thần kinh

• Biến chứng tim mạch

• Biến chứng ở mắt

• Nhiễm trùng

Vậy nên, việc ổn định đường huyết là điều quan trọng và cấp thiết trong quá trình điều trị tiểu đường.

Khi đã nắm rõ nguyên nhân, các triệu chứng và biến chứng cụ thể, việc khám và điều trị tiểu đường sẽ đi đúng hướng và chủ động:

Sau cùng sẽ là đi tìm một phương pháp điều trị phù hợp.

Chúng tôi đề xuất phương pháp điều trị chủ động, từ những bài thuốc/ liệu trình/ phác đồ hướng điều trị tự nhiên, có thành phần từ một hoặc một vài thành phần được chiết suất từ thảo dược thiên nhiên lành tính.

Xu hướng điều trị bệnh trong tương lai, mọi căn bệnh, sẽ được tự nhiên hóa - gắn chặt với thiên nhiên cây cỏ, thảo dược thiên nhiên, để con người trở về được với bản thể nguyên sơ của mình, thì bệnh tật mới được điều trị hoàn toàn.

Bạn phải luôn là người chủ động trong phòng và điều trị bệnh cho chính mình 

Bạn không chỉ tìm đi phương pháp điều trị phù hợp, mà cần phải nhanh chóng điều chỉnh lối sống của mình:

• Chế độ ăn uống cho lành mạnh, phù hợp, vì điều này, góp phần lớn vào việc giúp ổn định đường huyết

• Vận động thể dục điều độ hàng ngày, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, tăng độ nhạy insulin, giúp cơ thể tăng sức đề kháng tự nhiên, đồng thời, đào thải độc tố và lượng mỡ dư thừa hiệu quả.

• Giảm cân nếu như bạn đang bị thừa cân

• Giữ tinh thần thoải mái nhất, khi bị bệnh, bạn dễ chìm vào sự lo âu, căng thẳng và sợ hãi kéo dài, như vậy không có tích lợi gì cả, mà ngược lại, còn làm cho bệnh nặng hơn. Vậy hãy giữ một tinh thần cân bằng, với các phương pháp tĩnh tâm trong yoga, thiền định,… hoặc theo cách riêng của bạn.

Bạn cần lưu ý thêm nữa, khám và điều trị tiểu đường theo hướng nào, thì mỗi bệnh nhân phải cần trang bị kiến thức cho mình về căn bệnh, hiểu bản thân mình, cùng với phương pháp điều trị hiệu quả.

Tự bệnh nhân phải chủ động:

1. Điều chỉnh thói quen cũ

2. Theo dõi bệnh tình của mình

3. Khám sức khỏe định kỳ

4. Bảo vệ tính mạng của mình trong những trường hợp khẩn cấp

5. Giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Thế nên, khám và điều trị tiểu đường như thế nào hiệu quả?, cần phải điều trị đúng hướng, bản thân người bệnh phải ý thức rõ về căn bệnh của mình và quyết tâm trong điều trị, thì mới đạt được kết quả cao.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Là một đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành chăm sóc sức khỏe, mục tiêu từ những chia sẻ của chúng tôi, cũng chỉ hướng đến sức khỏe cộng đồng!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 296
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol