Insulin chữa bệnh tiểu đường – thận trọng điều gì trong điều trị?

 

Bạn thân mến!

Insulin được xem như là một hoạt chất trung gian, giúp chuyển hóa glucose lấy từ thức ăn thành năng lượng đi nuôi tế bào trong cơ thể.

Insulin có vai trò quan trọng để duy trì toàn bộ hoạt động của các tế bào cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể không tiết đủ hoạt chất này, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, các chỉ số về đường huyết, huyết áp đều ở tình trạng báo động.

Cho nên, bác sỹ phải chỉ định liều tiêm insulin chữa bệnh tiểu đường để duy trì chỉ số đường huyết an toàn cho người bệnh.

Vậy điều gì cần phải lưu ý trong quá trình điều trị tiểu đường bằng insulin?

(Ảnh minh họa. Tiêm insulin)

Bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Insulin là gì?

Insulin tự nhiên do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát đường huyết và an toàn cho cơ thể. Khi đủ insulin, glucose chuyển hóa thành năng lượng đưa đến tế bào. Trường hợp insulin không đủ hoặc bị trục trặc, nên glucose không được chuyển hóa hết, dẫn đến tăng đường trong máu và bài tiết ra nước tiểu. Lâu dần, sẽ làm ảnh hưởng toàn diện đến các cơ quan trong cơ thể người bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường do tuyến tụy bị tổn thương tiết không đủ insulin hoặc cơ thể kháng lại insulin, hoặc độ nhạy insulin kém, gây nên những rối loạn chuyển hóa các chất: Protein (chất đạm), carbohydrate (đường tinh bột), Lipid (chất béo) trong cơ thể.

Nếu thời gian dài, đường huyết không ổn đinh hay insulin không được cung cấp đủ để duy trì đường huyết, thì bệnh tiểu đường sẽ phát triển sang giai đoạn mạn tính, với các biến chứng phức tạp.

Insulin thường được sử dụng điều trị bệnh tiểu đường, khi các nỗ lực điều chỉnh lối sống không duy trì chỉ số đường huyết lý tưởng cho người bệnh.

Vậy nên, sử dụng insulin chữa bệnh tiểu đường nên được áp dụng càng sớm càng tốt để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân trước những biến chứng cấp và mạn tính.

Đối tượng bệnh nhân nào sử dụng insulin chữa bệnh tiểu đường?

(Ảnh minh họa)

Gồm cả 3 loại tiểu đường:

+ Bệnh tiểu đường type 1: Tuyến tụy tiết ít hay không đủ insulin do hệ miễn dịch tấn công lại tế bào beta.

+ Tiểu đường type 2: Tuyến tụy tiết ra ít hoặc kém độ nhạy, kháng lại insulin.

+ Tiểu đường type 3 – tiểu đường thai kỳ: Các triệu chứng tiểu đường xuất hiện trong giai đoạn mang thai.

Ba loại tiểu đường trên, tùy từng trường hợp và tình trạng bệnh khác nhau, sẽ có nhu cầu sử dụng insulin liều lượng phù hợp. Cho nên, cung cấp lượng insulin vừa đủ và đúng sẽ giúp duy trì đường huyết và ngăn chặn các biến chứng cấp và mạn tính do bệnh tiểu đường gây ra.

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 và tiểu đường thai kỳ, bác sỹ cân nhắc tiêm bổ sung insulin trong trường hợp người bệnh không thể duy trì chỉ số đường huyết thông qua chế độ ăn uống, luyện tập thể thao hàng ngày.

Insulin được truyền trực tiếp vào máu qua đường tiêm. Mỗi loại insulin đều có tác dụng giống nhau, chỉ khác là thời gian tác dụng nhanh hay chậm và thời gian tồn tại trong cơ thể. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ kê toa thích hợp cho bệnh nhân tự áp dụng điều trị tại nhà.

Có 3 loại insulin căn cứ theo thời gian tác dụng:

+ Insulin tác dụng kéo dài

+ Insulin tác dụng nhanh

+ Insulin tác dụng ngắn

* Lưu ý trong quá trình điều trị tiểu đường bằng tiêm insulin:

• Tuân thủ đúng theo toa thuốc bác sỹ kê đơn, đúng với liều lượng, thời gian tiêm;

• Không được tự ý bỏ liều tiêm giữa chừng

• Cần phải tiêm đúng và đủ liều, không được thay đổi loại insulin hay số lần tiêm trong ngày

• Khi có bất cứ tác dụng phụ nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Tác dụng không mong muốn trong quá trình áp dụng liều insulin chữa bệnh tiểu đường

(Ảnh minh họa)

Điều trị tiểu đường bằng tiêm insulin lâu dài, sẽ để lại nhiều tác dụng phụ, thậm chí khiến người bệnh sợ hãi với các tác dụng phụ đi kèm này:

• Hạ đường huyết do dùng quá liều insulin, nhất là các bệnh nhân tiểu đường nặng; bệnh tiến triển không ổn định; thay đổi chế độ ăn; căng thẳng về thể chất và tinh thần; nhiễm khuẩn; rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, run, tăng tiết mồ hôi, cảm giác đói, tê môi, tê đầu lưỡi, nhức đầu, lơ mơ, hôn mê, đánh trống ngực.

• Hiện tương kháng insulin khi điều trị bằng insulin, do cơ thể sinh kháng thể kháng lại insulin tiêm từ bên ngoài vào, tuy nhiên trường hợp này rất ít.

• Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm insulin, có thể do rối loạn dinh dưỡng thần kinh ở vùng tiêm do kích thích cơ học, lý sinh, nhiệt hoặc do cách tiêm. Thường xuất hiện từ 1- 6 tháng sau khi tiêm.

• Dị ứng với insulin: Xuất hiện từ 15-30 phút sau khi tiêm, xuất hiện quầng màu hồng nổi mẩn mề đay tại chỗ tiêm.

• Sốc phản vệ, nổi mề đay.

• Các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, ngứa, đau trong xương, rối loạn tiêu hóa

Trường hợp trong quá trình điều trị, bạn gặp các triệu chứng trên đây, cần ngưng điều trị và hỏi ngay ý kiến bác sỹ để có phương án điều trị thay thế.

Kết luận, phương pháp tiêm insulin chữa bệnh tiểu đường về lâu về dài để lại không ít tác dụng phụ và những triệu chứng cho người bệnh. Đó là lý do nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 đã chuyển sang điều trị bằng thuốc uống.

Bạn tham khảo thêm các loại thảo dược hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn chặn các biến chứng tiểu đường hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin dùng.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Lựa chọn một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn là điều bất cứ bệnh nhân nào cần phải cân nhắc, tìm hiểu trước khi áp dụng, bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 387
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol