Hướng dẫn điều trị tiểu đường theo từng loại tiểu đường type 1, 2 và 3

 

Bạn thân mến!

Nhiều bạn đọc/ bệnh nhân có nhiều thắc mắc về việc hướng dẫn điều trị tiểu đường ba loại tiểu đường type 1, type 2, type 3. Hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê ngắn gọn để bệnh nhân nắm được cách điều trị đơn giản và chủ động tại nhà.

Bạn cần xác định mình có đang mắc bệnh tiểu đường không mỗi năm

Mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây!

Trong ba loại tiểu đường, tiểu đường type 2 là phổ biến hơn và chiếm đa số bệnh nhân tiểu đường, nhưng không có nghĩa, chúng ta lơ là với hai loại tiểu đường kia, trong khi loại 1 và loại 3 lại mắc phải ở những đối tượng nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ mang thai, cả hai đối tượng này đều có những điểm riêng gây trở ngại trong điều trị bệnh.

Bạn hãy cùng chúng tôi góp ý để có cách hướng dẫn điều trị tiểu đường cho từng loại tiểu đường nhé! Hãy để lại chia sẻ bên dưới về điều bạn kinh nghiệm được cho chúng tôi và các bệnh nhân khác cùng biết và thực hiện với!

Xét rằng, cả ba loại tiểu đường, đều có một mục tiêu chung cho hướng hiệu quả điều trị đó là ổn định đường huyết và phục hồi cơ quan bị tổn thương bên trong, ngăn chặn tốt nhất các biến chứng của bệnh.

Theo hiệp hội Đái thái đường của Mỹ đưa ra mức đường huyết lý tưởng như sau:

• Trước khi ăn (buổi sáng ngủ dậy chưa ăn sáng): 5,0-7,2 mmol/l

• Sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ : < 10mmol/l

• Trước khi đi ngủ: 6,0-8,3 mmol/l

Hướng dẫn điều trị tiểu đường đối với bệnh nhân tiểu đường type 1

Tiểu đường loại 1 mắc trên trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh: Phần lớn trẻ béo phì, có tiền sử gia đình cha mẹ bị mắc tiểu đường + lối sống thụ động, khiến hệ miễn dịch tấn công tế bào beta của tụy, lượng insulin không được sản sinh hoặc kém độ nhạy, đường không chuyển đều đặn đến các tế bào trong cơ thể, làm tăng đường trong máu, dẫn đến mắc bệnh tiểu đường type 1.

Hướng điều trị phổ biến hiện nay: Hai cách điều trị hiện nay được áp dụng cho trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1, đó là: điều chỉnh chế độ lối sống + Tiêm insulin.

Điểm khó khăn khi điều trị bệnh tiểu đường ở đối tượng là trẻ em là:

+ Trẻ chưa hiểu rõ được tầm nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mình.

+ Trẻ khó ‘làm chủ’ được việc ăn uống của mình

+ Các phương pháp chủ yếu thông qua phụ huynh, đòi hỏi phụ huynh phải luôn song hành cùng trẻ.

Hướng dẫn điều trị tiểu đường đối với bệnh nhân tiểu đường type 2

Đa số bệnh nhân tiểu đường hiện nay mắc loại 2

Nguyên nhân gây bệnh: Do thiếu hụt insulin, cơ thể kháng lại insulin hoặc insulin kém độ nhạy, phần nhiều do chế độ ăn uống, vận động và tinh thần không cân bằng, thiếu tiết độ khiến quá trình chuyển hóa các chất đến tế bào bị rối loạn, ngưng trệ, lượng đường tăng cao trong máu, dẫn đến mắc tiểu đường.

Hướng điều trị phổ biến hiện nay: Đối tượng của tiểu đường loại 2 là người trưởng thành, nên có nhiều cách điều trị hơn hai loại kia: Bằng thuốc uống, tiêm insulin, điều chỉnh lối sống, các loại thuốc thảo dược, các bài thuốc theo dân gian, vật lý trị liệu,…

Dù bệnh nhân áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, cần phải song song kết hợp với điều chỉnh lối sống, theo hướng phục hồi chủ động từ bên trong thì kết quả đạt được mới lâu dài, an toàn cho bệnh nhân, ngăn chặn hiệu quả sự tàn phá của các biến chứng cấp và mạn tính của bệnh

Hướng dẫn điều trị tiểu đường đối với bệnh nhân tiểu đường type 3

Bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi

• Nguyên nhân gây bệnh: Do những rối loạn bên trong do thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, hoặc do tuổi tác, do chế độ ăn uống, di truyền hay do tình trạng béo phì,… người mẹ bị thiếu hụt insulin chuyển hóa đường, nên gây tăng đường huyết, dẫn đến mắc tiểu đường thai kỳ.

• Hướng điều trị phổ biến hiện nay: Đối với đối tượng phụ nữ mang thai, không có nhiều cách điều trị bệnh tiểu đường trong giai đoạn này, vì phương pháp áp dụng cần phải luôn thận trọng, chú ý đến sự an toàn và sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Cách điều trị được áp dụng hiện nay là điều chỉnh lối sống và tiêm insulin, cũng có một vài loại thuốc nhưng ít hoặc không có hiệu quả.

Các bà mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động sinh hoạt của mình để luôn duy trì lượng đường huyết an toàn trong suốt thời kỳ mang thai, như vậy sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Bác sỹ sẽ chỉ định điều trị bằng tiêm insulin trong những trường hợp khẩn cấp, hoặc lượng đường huyết không đạt được mức cân bằng khi nỗ lực điều chỉnh lối sống không thành công.

Nhìn chung, mỗi đối tượng bệnh nhân của ba loại nói trên, đều có điểm khó khăn riêng, bạn nên hiểu rõ về căn bệnh của mình và người thân, từ đó có hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường phù hợp và an toàn nhất.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Hy vọng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn tầm quan trọng của việc đề cao phòng ngừa bệnh tật mỗi ngày cho bản thân và gia đình thông qua lối sống.


Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 351
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol