Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn tiền đái tháo đường

 

Bạn thân mến!

Bệnh tiểu đường trước khi bước qua giai đoạn mắc bệnh thực sự - mạn tính, thì trước đó, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn, từ giai đoạn mới phát hiện có dấu hiệu lượng đường tăng cao trong máu; đến giai đoạn tiền đái tháo đường, rồi mới đến giai đoạn mắc tiểu đường thực sự (nếu không có biện pháp ngăn chặn).

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn tiền đái tháo đường để bệnh nhân biết cách ngăn chặn ngay từ giai đoạn mới phát bệnh – tình trạng tăng cao lượng đường huyết.

Luôn luôn kiểm soát lượng đường huyết trong máu ở giai đoạn tiền đái tháo đường 

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường nếu bệnh nhân được hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường phù hợp, thì các biến chứng thực sự của bệnh sẽ không có cơ hội tiến triển.

Những đối tượng nào nên cần chú ý tầm soát tiền đái tháo đường định kỳ, để có biện pháp ngăn chặn ngay từ giai đoạn này?

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường:

• Trong gia đình có tiền sử mắc tiểu đường type 2

• Phụ nữ bị mắc tiểu đường thai kỳ

• Trong khi mang thai, người mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ, trẻ cũng có nguy cơ mắc tiểu đường khi lớn lên (type 1 ở tuổi vị thành niên và phát triển sang type 2 khi trưởng thành)

• Béo phì

• Các căn bệnh liên quan như gout, nhiễm trùng tiểu, thận, tụy,…

• Sử dụng các loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, làm giảm sức đề kháng.

Khi xuất hiện các bất thường đầu tiên báo hiệu bệnh tiểu đường trong tương lai, bệnh nhân cần phải được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường đúng ngay từ giai đoạn khởi phát này.

Cần có chế độ ăn uống giàu chất xơ trong giai đoạn tiền đái tháo đường 

Vậy bệnh nhân cần phải làm gì để kiểm soát tốt nhất căn bệnh trong giai đoạn này?

Các điều sau bạn cần phải kiểm soát và theo dõi định kỳ:

1. Cân nặng: Nếu bạn đang bị thừa cân béo phì, cần phải có biện pháp giảm cân nhanh chóng và hiệu quả nhờ việc điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập phù hợp.

Theo một nghiên cứu năm 2013 của Bệnh viện John Hopkins, Mỹ cho rằng, người bệnh mắc tiền đái tháo đường sẽ giảm 85% nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường thực sự trong vòng 3 năm nếu giảm được 10% trọng lượng dư thừa trong vòng 6 tháng kể từ khi được chẩn đoán.

2. Các xét nghiệm y khoa định kỳ:

• Kiểm tra nồng độ Vitamin D: Nếu như mức vitamin D bị thiếu hụt hoặc có nồng độ thấp, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo một nghiên cứu năm 2014 được trình bày tại Hội nghị Quốc tế Nội tiết, nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn tiên đái tháo đường, nếu được cung cấp đầy dủ vitamin D thì sẽ giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường, và trong nhiều trường hợp, lượng đường trong máu trở về chỉ số bình thường.

• Kiểm tra tuyến giáp: Hormon ở tuyến giáp có thể làm tăng cân và ảnh hưởng đến độ nhạy insulin trong cơ thể người bệnh, nếu người có hormone tuyến giáp thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển từ tiền đái tháo đường đến đái tháo đường thực sự.

• Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Tại nhà bạn nên đo đường huyết thường xuyên tại nhà. Và cứ khoảng 3 tháng cần phải xét nghiệm chỉ số HbA1c tại phòng khám chuyên khoa để bác sỹ có thể đánh giá được giai đoạn của bệnh.

• Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát các tổn thương do tăng đường huyết:

Kiểm tra các tổn thương tại thận, thần kinh, tim mạch, mạch máu, võng mạc, … để chẩn đoán được mức tổn thương hiện tại.

Các xét nghiệm y khoa này, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có điều kiện thuận lợi và máy móc hiện đại để giúp bạn chẩn đoán các vấn đề trên chính xác nhất.

Bạn cần tầm soát tiền đái đường cho cả gia đình bằng lối sống hàng ngày

3. Điều chỉnh lối sống:

• Kiểm soát tốt nhất lượng đường đưa vào cơ thể mỗi ngày: Các thực phẩm giàu carbohydrate cần phải được hạn chế và cung cấp lượng vừa đủ như bánh mì, khoai, mì, cơm trắng, bún phở và các sản phẩm đường ngọt, đường tinh luyện.

• Kiểm soát loại chất béo bão hòa: Bệnh nhân tiền đái tháo đường nên sử dụng các loại chất béo không bão hòa đa có chứa nhiều ở dầu thực vật, cá, các loại hạt, sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh.

• Tăng cường ăn rau xanh và trái cây giàu chất xơ, ít ngọt

4. Tập thể dục giúp tăng độ nhạy cho insulin và tăng sức đề kháng: Nếu bạn chưa quen với việc luyện tập thể dục thể thao thì hãy lựa chọn hình thức luyện tập đơn giản và dễ chịu nhất nhưng đạt hiệu quả cao trong việc tăng độ nhạy insulin, giảm cân, tăng sức dẻo dai cho cơ thể, đó là đi bộ nhanh, bạn nên tập đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.

Bốn hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường trên sẽ giúp bệnh nhân chủ động kiểm soát “nhất cử nhất động” của căn bệnh, song song với kết hợp điều chỉnh lối sống của bạn, sẽ giảm tối đa nguy cơ phát triển của bệnh.

Kết luận, áp dụng đúng các hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường là “vô cùng khôn ngoan”. Bệnh nhân phải là người có ý thức cao về sức khỏe của mình cũng như rất quan tâm đến sức khỏe của chính mình và người thân.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta không được lựa chọn gia đình để sinh ra, mà chỉ có thể hạn chế nguy cơ bệnh tật (nếu có) từ tiền sử gia đình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 344
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol