khi điều trị bệnh gout cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau

 

Bạn thân mến!

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tỉ lệ người mắc bệnh gút ngày càng gia tăng, ngay cả ở thành thị và nông thôn. Đa số bệnh nhân mắc bệnh gút luôn có suy nghĩ rằng, khi hết đau nhức, hết sưng viêm thì bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị bệnh gút không chỉ đơn giản là dừng lại ở đó mà còn phải giải quyết được nguyên nhân cốt lõi gây bệnh. Vì vậy, muốn điều trị bệnh gút thành công, người bệnh cần chú ý đến những vấn đề sau:

(Hình ảnh minh họa)

Thứ nhất: Xác định đúng bệnh.

Bệnh gút có những dấu hiệu điển hình là sưng, đau các khớp, thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh về xương khớp khác như viêm khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp... Do đó, chuẩn đoán đúng bệnh là một vấn đề rất quan trọng để từ đó chúng ta sẽ có những hướng điều trị kịp thời và thích hợp, tránh được các biến chứng sức khỏe vì sử dụng sai phương pháp hoặc sai cách điều trị.

Tiêu chuẩn để chuẩn đoán bệnh gút là dựa trên các triệu chứng lâm sàng như sưng, nóng đỏ, đau khớp; các xét nghiệm cận lâm sàng là chỉ số acid uric máu và các đánh giá sự tương tác đặc hiệu với một số loại tây y dùng để điều trị bệnh gút, thông thường nhất như là với colchicine.

Thứ 2: Cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh gút.

Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị bệnh gút khác nhau cho từng người. Nguyên lý chung để điều trị bệnh gút là cần phối hợp giữa chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý, lối sống khoa học và chọn sử dụng tây y, đông y, hay cả tây y và đông y kết hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần lập phác đồ điều trị riêng phù hợp với bản thân là tốt nhất để ngăn chặn các tiến triển xấu của bệnh.

Thứ 3: Kiên trì trong quá trình điều trị.

Tất nhiên, nếu sau khi đã tự lên được một phác đồ phù hợp cho bản thân mà người bệnh không kiên trì thực hiện hay chỉ thực hiện nửa vời thì việc điều trị vẫn không thể mang lại kết quả cao được.

Không những thế, nếu người bệnh không sẵn lòng hợp tác với bác sĩ: không tuân thủ lộ trình điều trị, không kiêng khem, không luyện tập thể thao, không phản hồi về những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh... thì có thể còn làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của họ. Ngược lại, nếu người bệnh kiên trì điều trị, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học thì sẽ hạn chế tối đa được cơn gút tái phát, cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau.

Bấm vào tại đây xem  >>> Giải pháp trị khỏi bệnh gout.

Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý khi điều trị bệnh gút. Nắm rõ và tuân thủ các vấn đề ấy sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt hơn. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 390
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa