Hoa quả chữa bệnh tiểu đường “mát tay” xoa dịu biến chứng
Bạn thân mến!
Trong thiên nhiên sẵn có nhiều vị thảo dược quý, nhờ tài tìm tòi chế biến học hỏi của con người, đã có nhiều vị thuốc ra đời, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tật chủ động tại nhà.
Bạn đã biết về các loại hoa quả chữa bệnh tiểu đường đã được các nhà khoa học sử dụng để bào chế thuốc hỗ trợ bệnh tiểu đường, hoặc sử dụng trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bằng loại thức uống thay thế hàng ngày tại nhà?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua một số loại trái cây, hoa quả mà bệnh nhân tiểu đường “đáng biết – đáng dùng” hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.
(Ảnh minh họa. Bệnh nhân tiểu dường nên chọn các loại hoa quả giàu chất xơ)
Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!
Tại sao bệnh nhân nên dùng hoa quả chữa bệnh tiểu đường hàng ngày?
Trong trái cây tự nhiên có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết bổ sung cho cơ thể. Trái cây chứa nhiều đường tự nhiên, nước, chất xơ, chất chống oxy hóa,… rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường trong kiểm soát đường huyết và các biến chứng bệnh.
• Hàm lượng nước chiếm từ 75% - 95% rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày.
• Trong trái cây có chứa nhiều hàm lượng vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chống lại những mầm bệnh phát sinh, kháng viêm diệt khuẩn hữu hiệu.
Bệnh nhân có thể sử dụng tất cả các loại hoa quả hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tại nhà trong chế độ ăn uống. Nhưng cần phải chắc chắn rằng, bạn nên dùng với lượng vừa phải, nhất là các loại hoa quả chứa nhiều đường ngọt, có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) cao.
Vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên chọn loại hoa quả chữa bệnh tiểu đường như thế nào, có thể ăn nhiều hơn mà không sợ tăng đường huyết đột ngột?
Bệnh nhân cần cân nhắc về loại hoa quả thích hợp lựa chọn sử dụng trong khẩu phần ăn
(Các loại quả giàu chất xơ và chất chống oxy hóa bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua)
Chúng tôi luôn đề cao các loại trái cây an toàn, chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, giàu vitamin C, nước,… cho bệnh nhân tiểu đường đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Bạn có thể chọn lựa các loại quả như lê, táo, bưởi, ổi, củ sắn (củ đậu), cam, quýt, thanh long, dưa hấu, dứa, khế, chuối, xoài, mơ, mận, quả việt quất, nho xanh,… Đây là những loại trái cây được xếp vào dòng trái cây an toàn - có chỉ số đường huyết thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể “vô tư” kết hợp trong bữa ăn hàng ngày.
Các loại trái cây chứa nhiều đường hơn như sầu riêng, mít, vải, nhãn,… có thể làm gia tăng đường huyết đột ngột. Trường hợp khi bệnh nhân thèm quá, có thể ăn ít, và chọn ăn xa bữa ăn khoảng sau 2 giờ đồng hồ.
Thêm nữa, các loại quả quá chín có chứa nhiều lượng đường hơn các loại quả mới chín tới, có thể làm tăng đường trong máu đột ngột.
Đồng thời, bạn cần phải chắc chắn rằng, lượng hoa quả nên phụ thuộc vào lượng thức ăn chứa đường bột khác trong khẩu phần hàng ngày. Để làm sao duy trì liều lượng cân bằng, không quá lượng đường cho phép so với mức kcal cần thiết mỗi bữa ăn của người bệnh (mức kcal được tính căn cứ vào mức độ hoạt động, thể trạng, tuổi sáng, sức khỏe,…)
Chọn hoa quả chữa bệnh tiểu đường phải phù hợp thì mục đích chữa bệnh thông qua chế độ ăn uống mới đạt được hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn tính mạng bệnh nhân.
Các lưu ý quan trọng khi bạn sử dụng các loại hoa quả chữa bệnh tiểu đường tại nhà
(Ảnh minh họa. Trái cây sấy khô có thể làm tăng đường huyết đột ngột rất nguy hiểm)
Nên ăn đa dạng các loại trái cây, không nên chỉ ăn một loại quả nhất định;
Hạn chế tối đa các loại trái cây sấy khô hoặc đóng hộp;
Nên ăn trái cây cách xa bữa ăn khoảng sau 2 giờ, hoặc có kết hợp trong bữa ăn, phải căn cứ theo mức kcal cần thiết cho từng người bệnh;
Không được ăn trái cây thay thế cho bữa chính, có thể ăn trái cây trong các bữa phụ trọng ngày;
Trong quá trình sử dụng hoa quả chữa bệnh tiểu đường, bạn cần theo dõi chỉ số đường huyết từng thời điểm (trước và sau khi ăn), kịp thời điều chỉnh liều lượng hoặc bỏ hẳn loại trái cây làm tăng đường đột ngột, hoặc cơ thể người bệnh hấp thu không tốt.
Nên ăn trái cây tối đa 3 lần/ ngày;
Bạn cần lưu ý, nên ăn trực tiếp (ăn luôn cả xác quả và nước), không nên uống nước ép. Vì nước ép có thể gây tăng đường huyết đột ngột. Trong khi nhai bằng miệng, làm cơ thể hấp thu dần lượng đường đưa vào, giả sử có gia tăng đường, cũng ở mức độ chậm chậm từ từ.
Ăn trực tiếp trái cây, còn giúp bổ sung hàm lượng chất xơ, chống táo bón hiệu quả, tăng độ nhạy của insulin, kiểm soát biến chứng và kiểm soát cân nặng.
Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc buổi tối lúc 5 giờ chiều.
Tóm lại, hoa quả chữa bệnh tiểu đường khi được sử dụng các loại trái cây phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ điều trị căn bệnh, ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng hiệu quả.
Bạn tham khảo thêm một số thảo dược mà chúng tôi rất tâm đắc, đã có nhiều khách hàng đạt được kết quả điều trị cao.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Đời sống cân bằng sẽ đem lại hiệu quả điều trị tuyệt vời.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!