Cách điều trị và kiểm soát bệnh gút xem tại đây

 

Bạn thân mến!

Bệnh Gút là nỗi sợ hãi của nhiều người vì những cơn đau mà nó mang lại. Do đó, việc điều trị tốt dự phòng cơn gút cấp và kiểm soát bệnh gút để không gây nên biến chứng là điều vô cùng quan trọng. 

 (Ảnh minh họa cho người bệnh xem)

Điều trị bệnh gút như thế nào?

Với liệu pháp điều trị thích hợp, hầu hết những bệnh nhân gút có thể kiểm soát được triệu chứng và sống tốt. Gút có thể được điều trị bằng một hay nhiều liệu pháp kết hợp. Mục đích của việc điều trị là làm giảm bớt sự đau đớn và hạn chế những cơn gút cấp, đồng thời ngăn chặn sự phát triển những cơn đau gút cấp, hạn chế sự hình thành sỏi thận và hạt tophi.

Kiểm soát cơn đau.

Gút là một trong những bệnh đau nhất cần tới cách điều trị. Để điều trị đau tức thời, bác sỹ có thể kê cho bạn các sản phẩm chống viêm không steroid (NSAIDs). Những sản phẩm này sẽ giúp giảm đau và viêm. Corticosteroid cũng có thể được kê cùng với các loại sản phẩm  NSAIDs để giúp giảm viêm. Tuy nhiên nên tránh dùng aspirin vì nó có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Các sản phẩm bổ sung và sản phẩm điều trị bệnh gút.

Khi cơn đau đã được kiểm soát thì có thể dùng các sản phẩm bổ sung và sản phẩm điều trị để ngăn ngừa các cơn gút tái phát, cần phải uống hàng ngày bất kể là bạn có đang bị các cơn gút hay không và những sản phẩm này có hiệu quả tốt nhất khi kết hợp cùng với một lối sống lành mạnh. Các sản phẩm bổ sung có thể cung cấp một số dưỡng chất khác nhau giúp hỗ trợ cho sức khỏe của khớp và những chất này có thể bị hạn chế trong chế độ ăn kiêng purin.

Trong số các loại sản phẩm điều trị phòng ngừa, thì Allopurinol là loại sản phẩm điều trị phổ biến nhất thường được kê cho bệnh gút. Cơ chế tác dụng của sản phẩm này là ngăn cản hoạt động của enzyme xanthine oxidase, vì vậy quá trình sinh ra axit uric của gan sẽ bị suy giảm. Probenecid và Sulfinpyrazone là những sản phẩm có thể làm tăng đào thải axit uric.

Vậy bệnh nhân gút nên làm gì để giữ gìn sức khỏe?

Bệnh gút có thể được kiểm soát hay không là do chính bản thân người bệnh. Do đó, người mắc bệnh gút cần tuân thủ những nguyên tắc sau.

Chế độ ăn cho những người bị bệnh gút.

Giảm ăn những thức ăn giàu purin. Thông thường ăn quá nhiều thức ăn giàu purin sẽ dẫn tới thừa axit uric trong cơ thể và là một trong những nguyên nhân chính gây ra gút. Vì vậy giảm lượng thức ăn giàu purin trong chế độ ăn là một bước quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa gút. Dưới đây là lời khuyên về chế độ ăn điển hình cho những người bị gút hoặc có nguy cơ bị gút:

Hạn chế thịt, thịt gia cầm, cá & hải sản.  Các protein động vật có chứa nhiều purin. Hạn chế ăn nội tạng, cá và hải sản, thịt đỏ và thịt gà. Không cần phải kiêng tuyệt đối những thức ăn giàu purin vì chúng vẫn là những thành phần rất quan trọng tạo nên một chế độ ăn đủ chất; chỉ cần hạn chế ăn những thức ăn này để tránh sản sinh ra quá nhiều axit uric.

Giảm ăn những chất béo bão hòa và fructose. Chất béo bão hòa làm giảm khả năng thải trừ axit uric của cơ thể. Fructose có thể làm tăng tích tụ axit uric trong cơ thể. Chọn những carbohydrate phức hợp và các sản phẩm từ sữa ít béo.  Ăn ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau nhiều hơn. Ăn những sản phẩm từ sữa ít béo cho thấy làm giảm nguy cơ bị gút, vì vậy bạn nên ăn sữa chua và sữa ít béo nhiều hơn.

Thay thế cho cá.  Mặc dù cá và hải sản chứa nhiều purin và những người bị gút cần phải hạn chế ăn, nhưng chúng cũng là nguồn giàu các axit béo omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và miễn dịch cũng như chống viêm. Để duy trì việc cung cấp đủ các axit béo omega-3, thì các sản phẩm bổ sung dầu cá là một lựa chọn tốt vì chúng là một nguồn giàu các axit béo omega-3 nhưng lại không chứa purin.

Uống nhiều nước.  Giữ cho cơ thể đủ nước được cho là giúp ngăn ngừa các cơn gút. Nhu cầu về nước phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể. Một người lớn khỏe mạnh cần lượng nước trung bình là 30-35mL/kg cân nặng cơ thể trong 24 giờ, tức là một người cân nặng 65kg sẽ cần khoảng 2L/ngày. Chúng ta có được khoảng 40% nhu cầu về nước từ thức ăn, vì vậy trung bình một người nên uống khoảng 800-1000ml nước mỗi ngày.

Giảm uống rượu,bia.

Từ xa xưa việc thường xuyên uống nhiều rượu được biết là có liên quan tới gút. Hạn chế hoặc tránh uống rượu và một bước rất quan trọng cho những người muốn điều trị hoặc ngăn ngừa những cơn gút tái phát. Đặc biệt là rượu chứa rất nhiều purin và vì vậy bằng cách nào đó nó có thể làm tăng lượng axit uric trong máu. Khi vào cơ thể, rượu bị gan phân hủy thành axit lactic. Axit uric tích tụ trong máu vì thận đào thải axit lactic trước. Vì vậy ở những người nghiện rượu, lượng axit uric được đào thải ít hơn và lượng được tích tụ trong máu nhiều hơn, làm tăng nguy cơ axit uric bị giữ lại trong các khớp. Những ảnh hưởng trực tiếp của rượu và việc gây tăng cân của nó cũng có thể đóng vai trò trong việc làm tăng lượng purin và axit uric.

Giảm cân.

Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, thì giảm cân có thể giúp giảm lượng axit uric và ngăn ngừa những cơn gút xảy ra. Tránh những chế độ ăn kiểu làm cho đói vì chúng có thể làm tăng lượng axit uric. Cách tốt nhất để giảm cân là giảm cung cấp năng lượng cho bạn bằng cách ăn những phần ăn ít hơn và chọn những đồ ăn ít năng lượng và ít đường hơn. Hãy nhớ rằng, nếu bạn nghĩ rằng một loại đồ ăn nào đó gây ra những cơn gút cho bạn thì hãy ăn ít hơn hoặc tránh đồ ăn đó. Hãy tăng cường hoạt động thể chất khi hết đau; cố gắng tham gia kết hợp các hoạt động vừa và mạnh trong suốt cả tuần.

 

 (Hình ảnh minh họa)

Sống vui cùng bệnh gút,

Nếu bệnh gút được kiểm soát tốt, thì nó sẽ ảnh hưởng rất ít tới cuộc sống của bạn. Những thay đổi cần thiết về lối sống để giảm bớt những nguy cơ bị các cơn gút tái phát là cùng những khuyến nghị mà các bác sỹ đưa ra để ngăn ngừa tất cả các bệnh nghiêm trọng khác. Điều đó sẽ giúp bạn không những giảm được tần suất và mức độ của những cơn gút và giảm khả năng bị biến dạng khớp và suy yếu sức khỏe xương mà còn giúp bạn chăm sóc toàn diện sức khỏe của mình.

Bấm vào tại đây xem  >>> Bí quyết trị bệnh gout.

Mặc dù hạn chế uống rượu và ăn ít những đồ ăn giàu purin mà bạn yêu thích có thể rất khó khăn, nhưng hãy nhớ tới nỗi đau khủng khiếp của cơn gút gần đây nhất mà bạn phải chịu đựng và thấy rằng những sự thay đổi này thật giá trị.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 495
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa