Kể tên 8 dược liệu chữa bệnh tiểu đường “siêu” tốt từ thiên nhiên

Bạn thân mến!

Thật kể không hết những tác dụng mà thảo dược thiên nhiên đem đến cho con người. Làm thuốc bổ và phục hồi bệnh, đều đủ cả. Bởi thế mà, nếu để ý, bạn sẽ tìm thấy dược liệu chữa bệnh tiểu đường ở bất cứ đâu xung quanh nhà, trên rừng, ngoài đồng ruộng, ven đường,…

Ở các bài viết trước, bạn đã được chia sẻ những loại thảo dược tuyệt vời và quen thuộc. Có thể kể đến như lá dứa, lá ổi, lá dâu, dầu dừa, lá sake, quả đậu bắp,…

Bài viết này, chúng tôi sẽ kể tên 8 dược thảo “siêu tốt” và “siêu quen” để bạn có thêm lựa chọn khi áp dụng điều trị tại nhà.

Sau đây là 8 vị dược liệu chữa bệnh tiểu đường quen thuộc, mà nhiều bệnh nhân không thể ngờ đến, có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết và kiểm soát các biến chứng.

Thảo dược 1: Cam thảo đất

Trong cây cam thảo đất có chứa hoạt chất amellin, giúp giảm từ từ nồng độ đường trong máu và nước tiểu, có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn chặn các biến chứng cấp & mạn tính.

Bài thuốc kết hợp của cây thảo đất với Diệp hạ châ: Cây cam thảo đất 10 – 15g; Diệp hạ châu 10 – 15g, đem nấu nước uống hàng ngày. Cho đến khi nào thấy ổn định đường huyết và các biến chứng bệnh, thì giảm xuống dùng liều duy trì là 5g mỗi loại hàng ngày.

Thảo dược 2: Bạch truật

Đây là vị thảo dược quý, thường được thầy thuốc Đông y dùng kết hợp với các vị khác trong bài thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Trong bạch truật có các hoạt chất giúp hạ đường huyết như atractan vitamin A, B và C,…và đã có kết quả trên động vật được thí nghiệm.

Bài thuốc áp dụng: Bạch truật 12g, hoàng kỳ 65g, đảng sâm 25g, hoài sơn 15g, phục linh 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, điều trị kéo dái 2 tháng sẽ có tác dụng ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng.

(Cây cam thảo đất. Ảnh nguồn Internet)

Dược liệu chữa bệnh tiểu đường nếu được khám phá và kết hợp đúng, sẽ đem lại những hiệu quả vượt trội đối với căn bệnh nan y này.

Thảo dược 3: Lá cari

Cây cari thường dùng làm gia vị trong món cari và các món ăn Ấn Độ.

Nhai lá cari thường xuyên có tác dụng cải thiện đường huyết với bệnh nhân tiểu đường, tiền đái thảo đường.

Thảo dược 4: Tỏi & hành

Đây là hai loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bạn không thể ngờ, hai vị này có tác dụng hạ đường huyết và cải thiện tình trạng kháng insulin trong cơ thể, giúp tăng độ nhạy của insulin.

Bằng việc mỗi ngày dùng 1 tép tỏi vào buổi sáng, sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol xấu trong máu và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như huyết áp, mỡ máu, tim mạch,…

Thảo dược 5: Cây húng quế

Cây húng quế là loại rau thơm thường dùng ăn sống, và là vị thuốc giúp hỗ trợ hạ đường huyết rất tốt. Mỗi ngày bạn lấy khoảng một nắm rau húng quế, vò nát, đem luộc chín rồi để qua đêm. Dùng ăn vào sáng hôm sau trước khi ăn sáng. Bạn nên ăn lượng rau húng quế vừa phải, vì sử dụng nhiều gây hạ đường huyết đột ngột, sẽ rất nguy hiểm.

 

(Cây rau húng dùng ăn sống và hỗ trợ điều trị tiểu đường)

Dược liệu chữa bệnh tiểu đường có khi chẳng ở đâu xa, mà ngay trong căn bếp nhà bạn. Chị em nội trợ nào cũng biết, chỉ là không biết đó là vị thuốc chữa bệnh nan y – tiểu đường thôi!

Thảo dược 6: Lá huyết đằng

Cây huyết đằng hay còn gọi là cây máu chó, và rất nhiều tên gọi khác. Đây là loại cây thuộc họ dây leo. Loại thảo dược này có nhiều công dụng trong điều trị bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, viêm loét, máu huyết, tiểu đường,…. Trong loại cây này có chất kháng sinh cao, nên có khả năng kháng viêm, chống khuẩn rất tốt, hỗ trợ giảm biến chứng viêm loét ở bệnh nhân tiểu đường.

Dùng nước lá huyết đằng đun sôi, uống thay nước hàng ngày giúp hỗ trợ hạ & ổn định đường huyết hiệu quả.

Thảo dược 7: Dâm bụt

Loại cây thường dùng làm hàng rào trước nhà. Hoa, lá và rễ dâm bụt đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Rễ dâm bụt dùng làm thuốc hỗ trợ ổn định đường huyết.

Cách áp dụng rất đơn giản:

Cách 1: Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.

Cách 2: Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.

Cách 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống hàng ngày.

Theo nghiên cứu khoa học, tác dụng điều trị của hoa dâm bụt được nâng cao hơn, khi kết hợp với rượu vang và chè sẽ giúp giảm đường huyết và cholesterol xấu trong máu.

Thảo dược 8: Lá bơ

Trong lá bơ có chứa hoạt chất chống oxy hóa flavonoid, lanin,… giúp hạ đường huyết và kiểm soát biến chứng.

Bài thuốc: Hái lá bơ tươi từ trên cây xuống, rửa sạch, đem bỏ vào nồi nấu nước. 10 lá bơ tươi tương đương với 1,5 – 2 lít nước nấu. Đun sôi khoảng 10 – 15 phút là được. Bạn chia lượng nước dùng hàng ngày vào mỗi bữa ăn chính, nên uống trước bữa ăn 30 phút.

(Lá và quả bơ có tác dụng hạ đường huyết. Ảnh nguồn internet)

Bạn không thể ngờ, dược liệu chữa bệnh tiểu đường lại ở ngoài hàng rào hay cây trái trong vườn nhà phải không?

Khi áp dụng các bài thuốc thảo dược trên đây, bạn cần phải kết hợp cùng với một chế độ ăn uống, thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ, khoa học.

Vậy nên, dược liệu chữa bệnh tiểu đường không ở đâu xa, mà ngay bên cạnh bạn đấy!

Bạn tham khảo thêm một số vị thảo dược được nghiên cứu có tác dụng vượt trội trong hạ và duy trì đường huyết ổn định nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Thảo dược chính là thuốc bổ cho sức khỏe con người.

4 | ★ 494
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol