Tại sao điều trị vết thương tiểu đường lâu lành hơn bình thường?

Bạn thân mến!

Tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa glucose trong máu ở bệnh nhân tiểu đường dẫn đến lượng đường tăng cao trong máu, khiến các vết thương rất lâu lành, thậm chí dễ nhiễm trùng trên diện rộng, dẫn đến hoại tử và buộc phải cắt bỏ chi.

Vậy nên điều trị vết thương tiểu đường đúng cách và kịp thời là điều cần thiết mà bệnh nhân tiểu đường luôn ghi nhớ, cũng như chú ý chăm sóc bản thân mỗi ngày, nhất là bàn chân, nơi lượng máu khó lưu chuyển tới đầy đủ.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về “Nguyên nhân tại sao điều trị vết thương tiểu đường lâu lành và lời khuyên của chuyên gia cho bệnh nhân với việc chăm sóc vết thương tại nhà như thế nào?”

(Hoại tử diện rộng là hậu quả của vết thương do tiểu đường không được điều trị đúng) 

Nguyên nhân dẫn đến lý do điều trị vết thương tiểu đường lâu lành?

Do các nguyên nhân sau đây:

Nồng độ đường trong máu cao: Lượng đường trong máu cao khiến các động mạch bị xơ vữa, làm hẹp các mạch máu. Khiến dễ bị thương và vết thương cũng lâu lành.

• Tuần hoàn máu kém do hẹp động mạch: Mạch máu hẹp dẫn đến lượng máu giảm và oxy cung cấp đến vết thương cũng giảm, đồng thời làm giảm các tế bào hồng cầu dễ gây nhiễm trùng.

• Suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể: Đường trong máu cao có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

• Biến chứng thần kinh do tiểu đường – Dây thần kinh bị hủy hoại: do tổn thương dây thần kinh, bệnh nhân sẽ giảm hoặc mất cảm giác đau, nên khi giẫm phải lên vật nhọn(nhất là bàn chân), bệnh nhân hầu như khó phát hiện, do đó vết thương có thể phát triển nặng mà không hay biết.

• Nhiễm trùng: Do hệ thống miễn dịch hoạt động kém, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy thận, giảm sản xuất albumin máu,… và làm chậm quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Và nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng lan rộng, có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương, … bệnh nhân buộc phải cắt chi để khoanh vùng hoại tử đến các vùng lành khác.

Vậy nên, ổn định đường huyết và sự lưu tâm đặc biệt của bệnh nhân đối với thân thể của mình sẽ giúp ngăn chặn và phát hiện kịp thời các vết thương do tiểu đường.

Những điều cần thận trong đối với bệnh nhân khi chăm sóc và tự điều trị vết thương tiểu đường tại nhà?

Lời khuyên của bác sỹ/ chuyên gia về đái tháo đường luôn nhắc nhở bệnh nhân cần phải chú ý đặc biệt đến bàn chân và các phần dễ tổn thương, trầy xước nhất trên cơ thể, kể cả các vết thương dù nhỏ cũng không được chủ quan, khi được phát hiện sớm sẽ có hướng điều trị nhanh lành hơn.

Tại nhà, mỗi ngày bệnh nhân cần phải kiểm tra bàn chân và thân thể mình ít nhất 1 lần, xem xét có vết thương(có thể có).
Trong trường hợp có vết thương, cần phải biết cách sơ cứu tại nhà tránh nhiễm trùng. Sau đó đến ngay bệnh viện/ phòng khám chuyên khoa để kịp thời điều trị: rửa và băng bó vết thương, dùng thuốc kháng sinh,…

Hạn chế việc tác động vào vết thương cho đến khi lành hẳn, nhất là vùng bàn chân, tránh đi lại nếu không cần thiết.

Các điều cần biết để phòng ngừa vết thương ở bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường:

• Chăm sóc bàn chân cẩn thận, giữ vệ sinh và kiểm tra thường xuyên

• Kiểm tra cảm nhận của bàn chân đối với các vật nhọn

• Bệnh nhân cần lựa chọn loại giày dép thoải mái, vừa chân, tránh gây tổn thương trong khi đi giày dép quá chật.

• Tránh làm các việc có thể gây nhiễm trùng như việc đồng áng, xuống bùn, đi lại nhiều và nặng nhọc,…

• Cắt móng chân thường xuyên và chú ý đến các vết chai sạn,…

(Kiểm soát tốt lượng đường huyết mới giúp vết thương nhanh lành)

Lưu ý cho bệnh nhân trong điều trị vết thương tiểu đường ngay từ đầu:

Hậu quả của việc điều trị vết thương do tiểu đường không lành: hoại tử diện rộng, bệnh nhân buộc phải cắt cụt chi – tàn tật suốt đời. Do phần lớn vào sự chăm sóc của bệnh nhân:

• Những bệnh nhân tiểu đường vẫn còn đang phải làm việc mưu sinh, thương ít quan tâm đến vết thương nhỏ trên cơ thể hoặc nơi bàn chân.

• Không thường xuyên đi kiểm tra và tầm soát các biến chứng nặng của bệnh tiểu đường

• Thiếu hiểu biết về tầm nguy hiểm của vết thương do bệnh tiểu đường gây ra.

• Không phát hiện sớm các vết thương

• Kiểm soát đường huyết kém

• Làm công việc nặng nhọc và những nơi không đảm bảo vệ sinh

• Tình trạng béo phì

Tất cả các yếu tố trên, bệnh nhân tiểu đường cần phải lưu ý và khắc phục càng sớm càng tốt, nhằm kiểm soát tốt nhất các vết thương trên thân thể của mình, tránh trường hợp hối tiếc sau này.

Kết luận, điều trị vết thương tiểu đường sẽ không gặp trở ngại nếu như bệnh nhân phát hiện vết thương kịp thời, khoanh vùng và tránh được sự nhiễm trùng lan rộng.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Mỗi bệnh nhân phải là bác sỹ, điều dưỡng và là một người nghiêm khắc với chính mình trong việc kiểm soát và điều trị bệnh.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 422
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol