Điều trị tim mạch tiểu đường – Nguyên nhân của cơn đột quỵ!

 

Bạn thân mến!

Các biến chứng về tim mạch như mạch vành, tắc nghẽn, hẹp thành mạch,… đều có thể dẫn đến đột quỵ, thường xảy đến đột ngột không báo trước, do quá trình ủ bệnh lâu dà, không được bệnh nhân kiểm soát chặt các nguy cơ.

Điều trị tim mạch tiểu đường như thế nào mới đem lại hiệu quả và giúp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ?

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về biến chứng tim mạch do tiểu đường và cách nào để bạn “hết lo” về căn bệnh này!

(Hình ảnh minh họa biến chứng tim mạch tiểu đường) 

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Bệnh tiểu đường ( hay bệnh đái tháo đường) là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng glucose trong máu mạn tính. Bệnh tiểu đường có tác động trên toàn diện cơ thể, điển hình như biến chứng ở mắt, tim mạch, mạch máu, thần kinh. Trong đó, biến chứng tim mạch là phổ biến nhất.

Theo đánh giá, nguyên nhân dẫn đến các cơn đột quỵ do các biến chứng tim mạch - chiếm 70% số bệnh nhân mắc phải.

Vậy cần hiểu rõ về biến chứng nguy hiểm này và cách chủ động điều trị tim mạch tiểu đường như thế nào?

Biến chứng tim mạch do tiểu đường do nguyên nhân nào và biểu hiện ra sao?

Bệnh tiểu đường sẽ tác động đến phần nội mạc trước tiên, làm rối loạn chức năng nội mạch máu. Lớp nội mạc là phần trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc giữa thành mạch và các thành phần của máu.

Một khi rối loạn, các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạng. Do đó hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch vành, dẫn đến hẹp dần lòng mạch, làm thiếu máu cục bộ mạn tính ở cơ quan tổ chức.

Ngoài ra, khi lớp nội mạc bị tổn thương, thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính của tiểu cầu, hình thành nên các khối huyết tụ, làm tắc mạch cấp tính, gây nên thiếu máu cục bộ cấp tính như cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,… tăng nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Tùy theo vị trí mạch máu bị tổn thương gây nên những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu tổn thương động mạch mắt có thể dẫn đến giảm thị lực, mù lòa. Nếu tổn thương động mạch thận sẽ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Nếu tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử. Nếu tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não. Nếu tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến viêm tắc động mạch chi (đi cà nhắc, mỏi chân, chuột rút khi đi bộ,…)

Vậy cách nào điều trị tim mạch tiểu đường để bệnh nhân tránh được các hậu quả nặng nề nêu trên?

(Biến chứng tim mạch tiểu đường để lại nhiều hậu quả nặng nề đến bệnh nhân)

Điều trị tim mạch tiểu đường - bệnh nhân cần phải phối hợp cách nào đạt hiệu quả?

Nếu các yếu tố sau không được khắc phục, thì biến chứng tim mạch tiểu đường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn:

• Béo phì thừa cân(nhất là vùng eo bụng)

• Tuổi cao(≥ 60 tuổi; nguy cơ biến chứng tim mạch sẽ tăng cao so với tuổi tác)

• Tăng huyết áp

• Rối loạn lipid máu (lượng cholesterol cao, và triglycerid máu hoặc kết hợp)

• Nghiện thuốc lá và các chất kích thích

• Ít vận động thường xuyên

• Do di truyền, tiền sử gia đình có người bị chết do nhồi máu cơ tim

Vậy nên yếu tố do di truyền và tuổi tác là không thể điều chỉnh được, còn các yếu tố còn lại đều có thể điều chỉnh được khi người bệnh có sự nỗ lực cao.

Bệnh nhân phải luôn đảm bảo lượng đường máu lúc đói ≤7,0-7,5 mmol/l và HbA1C ≤6,5-7%, thông qua việc tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học.

• Chế độ ăn uống phù hợp

• Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện

• Giảm cân an toàn là ưu tiên cần phải đạt được (chỉ số cân nặng so với chiều cao) càng sớm càng tốt.

• Vận động thường xuyên và đều đặn mỗi ngày, khoảng 30 phút và lựa chọn bài tập theo độ tuổi, cơ địa và sở thích.

• Ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh thức khuya hay thiếu ngủ.

• Tinh thần luôn giữ lạc quan, tránh các cơn sốc, tức giận hay căng thẳng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

• Theo dõi định kỳ chỉ số đường huyết và các biểu hiện các biến chứng để kịp thời điều trị và ngăn chặn.

Có loại thuốc ngăn chặn biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch do tiểu đường không?

Để ngăn chặn biến chứng này, bệnh nhân cần phải kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, ít đường, béo để giảm gánh nặng lên cơ thể; đồng thời phải duy trì vận động nhằm tiêu hao lượng mỡ dư thừa này ra khỏi cơ thể.

Đồng thời, bệnh nhân nên lựa chọn các sản phẩm điều trị tiểu đường bằng thảo dược an toàn, giúp ổn định đường huyết tự nhiên;

Đào thải các độc tố bên trong cơ thể ra ngoài;

Phục hồi toàn diện cơ thể và tăng sức đề kháng;

Bổ sung các thành phần dinh dưỡng bị thiếu hụt do quá trình đào thải độc tố hay do sự suy yếu trong cơ thể;

Giúp lưu thông mạch máu và khí huyết bên trong, không còn tắc nghẽn hay ứ trệ mạch máu.

Kết luận, điều trị tim mạch tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng, cần phải được tầm soát và điều trị ngay từ đầu, ổn định đường huyết luôn đạt chỉ số lý tưởng là mục tiêu hàng đầu để ngăn chặn biến chứng này ở bệnh nhân tiểu đường.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Lối sống khoa học luôn đem đến sự hạnh phúc và sức khỏe cho chúng ta, vậy nên cần phải xây dựng một thói quen tốt trong cuộc sống bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 108
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol