Điều trị tiểu đường thai nghén ngay cả sau khi xong em bé

 

Bạn thân mến!

Có ngược đời không, khi sinh xong rồi mà vẫn phải điều trị tiểu đường thai nghén? Trong khi, lượng đường huyết đã quay trở lại bình thường sau khi sinh xong?

Đặt câu hỏi:

* Bạn có muốn mình lại tiếp tục bị tiểu đường thai kỳ nữa trong lần mang thai kế tiếp?

* Bạn có muốn từ tiểu đường thai nghén, sau phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 cho người mẹ không?

* Bạn có muốn con yêu của mình mắc bệnh tiểu đường type 1 sau khi lớn lên?

Chắc chắn là không rồi! Ai mà muốn vậy! Vậy thì, sau khi sinh, bạn vẫn phải tuân thủ các cách điều trị tiểu đường thai nghén chủ động thông qua lối sống nhé!

Cần phải tầm soát tiểu đường thai kỳ càng sớm càng tốt 

Mời bạn đọc tiếp nội dung bên dưới để hiểu hơn về điều này!

Bệnh tiểu đường thai nghén là gì?

Cũng giống như các loại tiểu đường khác, bệnh tiểu đường giai đoạn mang thai mắc phải do quá trình thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai và cũng do chế độ ăn uống sinh hoạt của người mẹ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, do rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Đối tượng phụ nữ dễ mắc tiểu đường thai kỳ nhất là:

• Phụ nữ tuổi cao sinh em bé (trên 30 tuổi)

• Phụ nữ mắc tiểu đường

• Lần mang thai trước cũng mắc tiểu đường thai kỳ

• Sinh con lớn khoảng trên 4kg.

• Do di truyền từ gia đình có tiền sử bị tiểu đường

• Do chủng tộc, châu lục

• Do béo phì

Những người mẹ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ, cần phải tầm soát từ trước khi mang thai nhằm để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh tiểu đường thai nghén có hết sau khi sanh em bé không?

Bệnh tiểu đường thai nghén sẽ hết sau khi sinh, các chỉ số đường huyết sẽ trở lại bình thường cho cả mẹ và em bé, nhưng nguy cơ của bệnh tật vẫn còn đó, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường type 2 (cho người mẹ); và tiểu đường type 1 (cho em bé khi lớn).

Vậy trong quãng thời gian mang thai, cách điều trị tiểu đường thai nghén như thế nào mới an toàn?

Cách điều trị tiểu đường thai nghén như thế nào được khuyến khích các mẹ bầu áp dụng hiện nay?

Điều chỉnh lối sống là cách điều trị tiểu đường thai nghén tự nhiên, không phải can thiệp điều trị thuốc/ tiêm insulin. Đòi hỏi người mẹ khi áp dụng cách này, phải kiên định với chế độ ăn uống kiêng khem, luyện tập điều độ, nhắm mục tiêu là ổn định đường huyết.

Chỉ áp dụng tiêm insulin khi các nỗ lực điều chỉnh lối sống không duy trì mức đường huyết ổn định và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi, nhất là những sản phụ ở những giai đoạn cuối thai kỳ.

(Trong điều trị tiểu đường thai nghén rất cần sự đồng hành của chồng và gia đình)

Bạn cần lưu ý các chế độ như sau:

1/ Chế độ ăn uống:

• Ăn nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt, giàu chất xơ

• Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, béo, đường tinh bột và vitamin, khoáng chất để đảm bảo nguồn năng lượng cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

• Loại bỏ các thực phẩm đường ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, nước ép, mật ong,… các sản phẩm chứa dầu mỡ, calo nhiều như thức ăn nhanh, đồ đóng hộp,…

• Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để duy trì mức đường huyết ổn định, khoảng 5-6 bữa ăn. Lượng calo cần thiết cho mỗi người cần phải được đảm bảo, tránh thiếu hụt sẽ gây ra những biến chứng cấp tính nguy hiểm.

• Uống khoảng 6 – 8 ly nước/ ngày.

2/ Chế độ sinh hoạt vận động:

Mẹ bầu không thể nằm một chỗ được, cần phải đi lại vận động đều đặn, nhẹ nhàng, giúp cho cơ thể tăng sức dẻo dai, sức đề kháng và cải thiện quá trình trao đổi chất thuận lợi hơn.

Nhờ vận động phù hợp mỗi ngày, giúp tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể người mẹ, ổn định đường huyết tự nhiên.

Vận động cũng giúp tinh thần thư thái và lạc quan hơn.

3/ Liệu pháp tâm lý

Gia đình và đặc biệt người chồng phải luôn là người đồng hành, cần động viên và chăm sóc không chỉ về thể chất mà tinh thần phải được chú trọng cao hơn.

Khi có tinh thần thoải mái và mạnh mẽ thì các vấn đề khó khăn không còn là vấn đề nữa.

Trong thời gian thai nghén, tâm sinh lý thay đổi, dễ cáu gắt, người chồng cần phải thấu hiểu và thông cảm nhiều hơn.

4/ Nhật ký thai nghén:

• Bạn cần theo dõi thường xuyên các chỉ số đường huyết, ngày đo 5- 6 lần (trường hợp có những bất thường), còn bình thường khoảng 3 ngày đo 1 lần. Nên nhớ, cần phải để ý chỉ số đường huyết sau khi ăn.

• Tầm soát các biến chứng, luôn quan sát các biểu hiện từ cơ thể người mẹ và thai nhi, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ.

• Ghi lại các món ăn làm bạn tăng đường huyết để lần sau tránh tuyệt đối món ăn đó.

• Khám thai định kỳ và tham vấn bác sỹ

• Cần biết cách xử lý kịp thời trong trường hợp khẩn cấp hạ/ tăng đường huyết, huyết áp cao.

Tại sao cần phải điều trị tiểu đường thai nghén ngay cả khi đã sinh em bé?

Tại vì, sau khi sinh xong em bé, nếu người mẹ và em bé không tiếp tục duy trì các chế độ ăn uống và sinh hoạt như trong quá trình thai nghén thì nguy cơ bệnh tiểu đường tiềm ẩn sẽ có cơ hội phát triển thành bệnh tiểu đường thực sự.

Thế nên, tầm quan trọng của ý thức bảo vệ sức khỏe chủ động, bạn cần phải hết sức lưu tâm và trang bị kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Cũng nhờ vậy, người mẹ cũng ngăn chặn được nguy cơ mắc tiểu đường trong lần mang thai kế tiếp.

Kết luận, bằng điều chỉnh lối sống là cách điều trị tiểu đường thai nghén chủ động và an toàn nhất hiện nay. Mẹ bầu cần phải xác định tâm lý trước và cần phải có quyết tâm cao nhằm đạt được mức đường huyết ổn định cho cả mẹ và thai nhi.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Để có sức khỏe tốt, chúng ta là người quan trọng hơn ai hết!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 108
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol