Điều trị tiểu đường ở trẻ em – nỗi lo của bậc phụ huynh hiện đại

 

Bạn thân mến!

Bệnh tật – sẽ không chừa một ai, ngay cả khi căn bệnh ấy chỉ dành cho một số đối tượng nhất định, nhưng nếu không cẩn thận, ai cũng có thể mắc phải. Bệnh tiểu đường không ngoại lệ, trước đây, thường chỉ mắc trên người trưởng thành, nhưng hiện nay, những trường hợp mắc ở trẻ em và phụ nữ mang thai đã tăng cao hơn.

Vậy nên, hiện nay điều trị tiểu đường ở trẻ em vẫn chưa có nhiều phác đồ điều trị bằng thuốc như tiểu đường type 2, chủ yếu chỉ tiêm insulin và điều chỉnh lối sống sinh hoạt của trẻ để duy trì đường huyết.

Đó là khó khăn đặt ra và đè nặng lên vai của bậc phụ huynh, chính là kiến thức về căn bệnh cần phải trau dồi nhanh chóng để hỗ trợ điều trị tiểu đường ở trẻ em.

Hình ảnh minh họa

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để có thêm thông tin về vấn đề này!

Trong điều trị tiểu đường ở trẻ em, cần nhất là luôn duy trì một tinh thần tích cực, giúp trẻ dễ dàng vượt qua bệnh tật và không cảm thấy cô độc.

Cơ thể của trẻ em dễ nhạy cảm và sức chịu đựng sự đau đớn kém hơn người trưởng thành, và không có nhiều các loại thuốc dùng điều trị bệnh tiểu đường cho trẻ em. Hoặc nếu có, thì các loại thuốc thường được bào chế từ thảo dược an toàn.

Khi mắc căn bệnh nặng như tiểu đường, đó là những biến cố nặng nề mà trẻ phải đối diện trong những năm đầu đời, mà rất cần có sự động viên, an ủi và sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ.

Không chỉ là người trực tiếp áp dụng các phác đồ điều trị và duy trì cho trẻ một lối sống khoa học thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ, mà hơn tất cả, đó là luôn duy trì một thái độ ân cần, nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương với con trẻ.

Trẻ em như búp trên cành, nên rất cần được sự nâng niu, bảo vệ và tận tụy của người thân, nhất là khi trẻ bị bệnh nặng.

Phụ huynh sẽ gặp khó khăn gì trong quá trình điều trị tiểu đường ở trẻ em?

Sự lo lắng sẽ luôn thường trực trong tâm lý của phụ huynh có con em mắc bệnh tiểu đường type 1, điển hình các vấn đề như:

1. Chế độ ăn uống:

Thói quen của trẻ mắc bệnh tiểu đường thường thích ăn kẹo ngọt, các đồ ăn nhanh nhiều calo, béo, dầu mỡ,… Nên khi điều chỉnh thói quen ăn uống, với nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ, các món ăn thanh đạm chủ yếu luộc, hầm xào ít dầu mỡ, sẽ khiến trẻ khó tiếp nhận dễ dàng, thậm chí là không chịu ăn.

Phụ huynh trong trường hợp này phải giảng giải cho trẻ hiểu về tầm quan trọng của việc điều chỉnh thói quen ăn uống trong quá trình điều trị bệnh.

2. Thói quen vận động hàng ngày:

Lười hoặc ít vận động cũng là nguyên nhân gây bệnh, cần phải giúp trẻ thay đổi thói quen này. Phụ huynh phải nỗ lực liên tục, cùng đồng hành với trẻ khi luyện tập mỗi ngày trong thời gian dài, để trẻ quen dần và hiểu được tầm quan trọng của việc vận động thân thể đều đặn và có tác động tích cực đến kiểm soát căn bệnh.

3. Thiết lập lại thói quen nghỉ ngơi khoa học:

Nên cho trẻ ngủ sớm trước 9:30 và dậy sớm trước 6:30 sáng, thiết lập chế độ ngủ nghỉ hợp lý với các hoạt động vui chơi giải trí, học tập và ăn uống hàng ngày.

4. Các vấn đề liên quan đến theo dõi các diễn biến bệnh tật tại nhà:

• Giúp trẻ hiểu hơn về việc cần phải cân bằng đường huyết

• Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên tại các thời điểm trong ngày

• Hướng dẫn trẻ tự sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp.

• Theo dõi thực đơn và chế độ ăn uống của trẻ mỗi ngày và kịp thời điều chỉnh phù hợp.

• Theo dõi sự tiến triển của bệnh và các biến chứng.

Bốn vấn đề nêu trên, bạn cần phải thiết lập kế hoạch theo dõi cụ thể từng vấn đề mỗi ngày trong suốt quá trình điều trị và phải có sự hướng dẫn trực tiếp từ bác sỹ/ chuyên gia về bệnh tiểu đường.

Cũng là 4 nỗ lực mà phụ huynh cần phải duy trì để luôn kiểm soát tốt nhất đường huyết của trẻ luôn ở tình trạng an toàn.

Trẻ khi được nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp đẩy lùi những nguy cơ của bệnh tiểu đường gây ra

Tiêm insulin được dùng trong điều trị tiểu đường ở trẻ em là phương pháp điều trị duy nhất hiện nay

Với những nỗ lực để kiểm soát đường huyết và căn bệnh nêu trên, nếu không thành công, trẻ sẽ được bác sỹ đề nghị áp dụng liệu trình điều trị bằng tiêm insulin.

Tuy tiêm insulin để lại các tác dụng phụ (không mong muốn) đến sức khỏe của trẻ, nhưng đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay dùng điều trị tiểu đường type 1 ở trẻ em.

Khi áp dụng điều trị bằng phương pháp này, cần phải đảm bảo:

• Tiêm đúng cách và đủ liều lượng

• Tiêm đúng thời gian quy định

• Cần phải ăn uống phù hợp sau khi tiêm để tránh hạ đường huyết

• Các biện pháp chủ động để đối phó với các tác dụng phụ khi tiêm insulin thường xuyên.

• Không được tự ý ngưng tiêm, tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ.

Bên cạnh, phụ huynh có thể tham khảo bác sỹ, một vài phác đồ điều trị tiểu đường ở trẻ em bằng thuốc thảo dược an toàn – hướng chủ động phục hồi bên trong.

Kết luận, điều trị tiểu đường ở trẻ em là vấn đề quan trọng mà bậc phụ huynh phải thực sự lưu tâm và quan tâm sâu sắc đến trẻ, nhất là về mặt tinh thần và điều chỉnh các thói quen cũ.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chủ động bảo vệ sức khỏe cho người thân trong gia đình, là nhiệm vụ mà chúng ta cần phải duy trì mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 159
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol