Điều trị tiểu đường ở phụ nữ có thai trở ngại về chế độ ăn uống
Bạn thân mến!
Do những thay đổi về nội tiết và nhu cầu tăng cao nhất là về ăn uống trong giai đoạn thai nghén, nên việc điều trị tiểu đường ở phụ nữ có thai sẽ gây trở ngại chính bởi vấn đề này.
Bệnh nhân cần phải quyết tâm chiến thắng bản thân và duy trì chế độ ăn uống tiết độ, trong khi vị giác cứ liên tục đòi hỏi bổ sung nhiều hơn các sản phẩm ngọt. Bằng cách đó, mới duy trì được lượng đường huyết an toàn trong suốt thai kỳ. Vậy phải điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào mới ổn thỏa đây?
Người mẹ có vai trò quan trọng trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ
Mời bạn đọc tiếp nội dung bài viết dưới đây!
Nếu không duy trì được mức đường huyết ổn định thì sẽ nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi trong giai đoạn mang thai.
Đó cũng là mục tiêu của điều trị tiểu đường ở phụ nữ có thai đặt ra và mọi phương pháp điều trị đều chỉ nhắm đến mục tiêu ấy. Nếu không…
** Các hậu quả có thể để lại cho mẹ như sau:
• Có nguy cơ tiền sản giật cho lần mang thai này và cả những lần mang thai sau
• Đa ối
• Sinh con to trên 4 kg dễ bị chấn thương hoặc khó sinh, phải can thiệp mổ để lấy thai ra.
• Mẹ bị ảnh hưởng của các triệu chứng cấp tính như ăn nhiều hơn, uống nước và đi tiểu nhiều, mệt mỏi, cáu kỉnh, bị nhiễm nấm candida,…
• Dễ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh
• Dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu.
• Mẹ dễ mắc tiểu đường type 2 sau này; bệnh sẽ nặng hơn đối với bệnh nhân tiểu đường khi mang thai.
** Ảnh hưởng đến thai nhi thì sao?
• Dị tật bẩm sinh như hệ thần kinh, tim mạch, cơ,…
• Thai to dễ sang chấn khi sinh.
• Tăng nguy cơ từ 2-5 lần trẻ bị chết sau sinh 1 tuần
• Nguy cơ sinh non cao
• Trẻ sau này dễ phát triển thành tiểu đường type 1
• Trẻ dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.
Chế độ ăn uống phù hợp hỗ trợ đắc lực điều trị tiểu đường ở phụ nữ có thai
Chế độ ăn uống phù hợp là một cách điều trị tiểu đường ở phụ nữ có thai tự nhiên và hiệu quả
Nếu người mẹ có thể duy trì tốt nhất lượng đường huyết thông qua chế độ ăn uống sinh hoạt thì sẽ hạn chế sử dụng thuốc điều trị.
Glucose trong máu rất quan trọng, đó là nguồn năng lượng chính để nuôi cơ thể người mẹ và thai nhi, nên duy trì đường huyết ổn định cần phải kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn cho phù hợp.
Các thực phẩm sau chứa lượng ít/ nhiều carbohydrate:
• Sữa và các chế phẩm từ sữa
• Trái cây và nước trái cây
• Gạo, ngũ cốc, mỳ, củ như khoai loang, tây, sắn, ngô,…
• Các loại bánh kẹo ngọt
• Đường, mật ong
Nguyên tắc duy trì chế độ ăn uống trong điều trị tiểu đường cho phụ nữ có thai như thế nào?
• Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, khoảng từ 5-6 bữa: 3 bữa chính và 3 bữa phụ, như vậy sẽ giúp duy trì ổn định lượng đường huyết trước và sau khi ăn.
• Cần phải kiểm soát được lượng thực phẩm chứa carbohydrate bạn cung cấp vào cơ thể mỗi bữa ăn, không nên ăn dồn vào một bữa quá nhiều, sẽ tăng đường huyết, phụ nữ mang thai thường dễ bị tăng đường huyết sau ăn, điều này rất nguy hiểm.
• Không được bỏ bữa ăn, cần phải ăn đủ và điều độ, đúng giờ. Vừa giúp ổn định đường huyết, đồng thời bạn phải luôn chú ý duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi.
Lựa chọn cách điều trị tiểu đường ở phụ nữ có thai thông qua chế độ ăn uống cần phải chú ý đến liều lượng thành phần thiết yếu cung cấp trong từng bữa ăn
1. Đối với lượng tinh bột: Duy trì lượng tinh bột đầy đủ trong mỗi bữa ăn như cơm, bún, mì, ngũ cốc, khoảng từ ½ - ¾ chén/ bữa tùy theo mức năng lượng cần thiết trong ngày của bạn.
2. Sữa: Nên uống sữa vào các bữa phụ trong ngày.
3. Giới hạn trái cây nhiều ngọt, nên chọn trái cây có chỉ số GI thấp: Nên sử dụng loại trái cây ít ngọt, giàu chất xơ, nên dùng khoảng từ 1-3 phần trái cây/ ngày, và dùng với lượng vừa phải.
4. Cần phải kiểm soát lượng đường cung cấp vào bữa sáng:
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường do tác động của các hormone nên thường tăng đường huyết vào buổi sáng. Vậy nên, bạn nên chọn món ăn sáng chứa ít đường để cân bằng lại. Buổi sáng nên ăn thực phẩm chứa nhiều protein như thịt, cá, trứng,…
5. Tránh nước ép trái cây mà nên ăn trực tiếp:
Nước ép trái cây có chứa lượng lớn carbohydrate và có tác dụng tăng đường nhanh chóng, bạn phải tránh xa, nên ăn trực tiếp trái cây để cung cấp chất xơ cho cơ thể.
6. Các loại đồ ngọt và các chế phẩm từ đường:
Đường và các sản phẩm ngọt đường là thủ phạm chính gây ra bệnh tiểu đường và tăng đường huyết. Bạn cần phải loại bỏ đường tinh luyện và các sản phẩm ngọt. Chỉ sử dụng khi hạ đường huyết, cần sử dụng ngay các loại thực phẩm hấp thu đường nhanh như kẹo, nước ép trái cây, nước ngọt,…
Bạn nên dùng loại đường dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường và một số chất ngọt được chấp thuận an toàn sử dụng khi mang thai.
7. Nên ghi chú thực đơn hàng ngày để kiểm soát: Bạn cần phải ghi lại thực đơn trong ngày, những loại thức ăn nào làm tăng đường huyết cần tránh, theo dõi các chỉ số đường huyết tại các thời điểm trong ngày.
Kết luận, điều trị tiểu đường ở phụ nữ có thai luôn phải thận trọng, bản thân người mẹ phải luôn ý thức về nguy cơ từ vấn đề đường huyết không ổn định và phải tuân thủ khắt khe trong việc ăn uống, vận động của mình.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta hãy cùng bảo vệ sức khỏe chủ động, đó là điểm tựa cho hạnh phúc của mỗi gia đình.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!