Bệnh tiểu đường nên ăn gì, 90% bệnh nhân đặt câu hỏi mỗi ngày

 

Hỏi: Điều trị tiểu đường nên ăn gì?

Trả lời: Đừng quá kiêng khem, đừng quá vô độ, hay thiên lệch loại thực phẩm nào, mà phải phù hợp, điều độ và đủ chất.

Ăn gì trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường rất quan trọng, cũng là cách đề phòng ngừa bệnh, kiểm soát tốt biến chứng của bệnh. Người bệnh tiểu đường luôn luôn cần được đảm bảo chế độ ăn hợp lý và khoa học. Đặc biệt, để ổn định lượng đường huyết trong máu,  trong các bữa ăn hàng ngày, người bệnh tiểu đường nên dùng các loại gạo thực dưỡng thay cho các loại gạo tẻ thông thường. Đây cũng là một phương pháp tốt góp phần kết hợp với những đặc trị chuyên môn

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề điều trị tiểu đường nên ăn gì là thích hợp và an toàn cho bệnh nhân?”, mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Thực phẩm người bị bệnh tiểu đường nên ăn

(Ảnh minh họa thực phẩm nên ăn khi bị bệnh tiểu đường)

Các lời khuyên như: cần điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống, chế độ vận động,… nhưng điều chỉnh như thế nào, thì nhiều bệnh nhân còn rất mơ hồ, và không biết phải áp dụng như thế nào tại nhà?

Ẩm thực và khẩu vị của người Việt Nam quá phong phú, nào là bún phở, hủ tiếu, cơm, món mặn món xào, canh,… khác xa với các chế độ ăn của người nước ngoài. Nên khi kết hợp các loại thực phẩm lại, khó khăn trong việc tính được tỷ lệ đường huyết(GI), hay tỷ trọng đường huyết trong thực phẩm(GL).

Không chỉ hai chỉ số này thôi, mà các thành phần dinh dưỡng cần thiết cung cấp mỗi ngày cho bệnh nhân như Glucide, lipit, protein, trái cây, rau cần phải duy trì lượng vừa đủ, đúng và cân bằng, để không làm tăng hoặc thiếu hụt đường trong máu, gây nguy hiểm.

Điều trị tiểu đường nên ăn gì? Đây là câu hỏi của đa số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Trước hết, bạn cần biết mình nên sắp xếp bữa ăn trong ngày như thế nào?

1. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày:

Để duy trì đường huyết lý tưởng trong ngày, bệnh nhân cần phải chia nhỏ bữa ăn trong ngày, khoảng từ 5 – 6 bữa ăn, gồm 3 bữa chính + 3 bữa phụ.

• Bữa sáng chiếm khoảng 15-20% Kcal trong ngày

• Bữa trưa và tối chiếm khoảng 25-30% Kcal trong ngày

• 3 bữa xế (xế 9 giờ sáng; xế 2 giờ chiều; tối trước khi đi ngủ) chiếm khoảng 10% Kcal trong ngày.

Trong bữa ăn chính cần đầy đủ thành phần dinh dưỡng nào?

Cần phải có đủ 4 thành phần chính: Glucide; lipid; protein; trái cây, rau củ.

• Glucide(đường bột) chiếm khoảng 60% tổng năng lượng khẩu phần ăn.

• Protid(đạm) chiếm từ 15-20%

• Lipide(béo) chiếm 25-30%

• Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả chiếm khoảng 30-40g/ngày.

Các bữa xế thường lựa chọn thực phẩm gì phù hợp?

Các bữa xế, thường cách khoảng 2 giờ đồng hồ sau bữa chính, nên bệnh nhân có thể lựa chọn bổ sung thêm như: trái cây; sữa đậu nành; sữa dành cho người tiêu đường; hay một món ăn nhẹ ít calo.

2. Lên thực đơn cụ thể phù hợp cho mình:

 

(Thực đơn phù hợp cho người bệnh tiểu đường)

Để đưa ra thực đơn phù hợp cho mình, bệnh nhân phải căn cứ vào các yếu tố như:

• Giới tính

• Chiều cao, cân nặng

• Tuổi tác

• Công việc, mức hoạt động nặng-trung bình-nhẹ trong ngày

• Chế độ luyện tập thể dục thể thao

Chỉ số BMI giúp bạn tính được mức năng lượng cần thiết trong ngày:

“BMI là chỉ số khối cơ thể (viết tắt: Body Mass Index), được các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe dùng để xác định một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy không. Thông thường, người ta dùng chỉ số này để tính toán mức độ béo phì.
Công thức tính BMI: = Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m) x Chiều cao (m)).”

Tiếp theo, bạn tính mức nhu cầu năng lượng cần thiết của cơ thể mỗi ngày, căn cứ theo bảng sau:


Mức lao động

Nhu cầu năng lượng

Nam

Nữ

Nhẹ

BMI*30kcal/ ngày

BMI*25kcal/ ngày

Trung bình

BMI*35kcal/ ngày

BMI*30kcal/ ngày

Nặng

BMI*45kcal/ ngày

BMI*40kcal/ ngày

CỤ THỂ:

* Vận động nhẹ: Bao gồm các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, gắn liền với cuộc sống hàng ngày – nhân viên hành chính, các nghề lao động trí óc, nghề tự do, nội trợ, giáo viên…

* Vận động vừa: Bao gồm các hoạt động tương đương đi bộ khoảng 2,5 đến 5km mỗi ngày, bên cạnh các hoạt động thể chất gắn liền với cuộc sống hằng ngày – công nhân xây dựng, nông dân, nghề cá, quân nhân, sinh viên…

* Vận động nặng: Bao gồm hoạt động tương đương đi bộ hơn 5km mỗi ngày, bên cạnh các hoạt động thể chất gắn liền với cuộc sống hằng ngày – một số nghề nông nghiệp, công nhân công nghiệp nặng, nghề mỏ, vận động viên thể thao…

Bấm vào tại đây xem >>>  Giải pháp ổn định đường huyết lâu dài.

Thực phẩm gì sẽ thích hợp cho người bệnh tiểu đường ưu tiên dùng?

Các thực phẩm không nên ăn khi bị bệnh tiểu đường

Các thực phẩm cần loại bỏ ra khỏi khẩu phần của người tiểu đường

Một số lưu ý lựa chọn thực phẩm chế biến thức ăn cho người bệnh tiểu đường:

Cần kết hợp cân đối các thực phẩm chứa carbohydrate và không theo lượng phù hợp.

• Các thực phẩm chứa thành phần Glucide: cơm, mỳ, bún, phở, ngũ cốc, không nên ăn miến.

• Protein: Nên ăn các loại thịt nạc, bỏ da và mỡ, ăn các loại cá, trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu. Loại bỏ các thực phẩm đóng hộp.

• Lipid: Bổ sung khoảng 300mg/ ngày dầu thực vật: dầu gạo, đậu nành, olive, mè.

• Vitamin và khoáng chất: Cung cấp các loại trái cây rau củ giàu chất xơ, cần tránh các loại trái cây nhiều ngọt.

• Cần tránh các thực phẩm: Đường mía, các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước ép hoa quả, kẹo, mứt, chè, mỡ,… Hạn chế muối nên ít hơn 6g/ ngày.

Kết luận, điều trị tiểu đường nên ăn gì là một vấn đề quan trọng và nhiều bệnh nhân lo ngại, vì không biết phải kết hợp các món ăn, thức uống trong ngày như thế nào để cân bằng dinh dưỡng, và chỉ số đường huyết.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Những gì chúng tôi muốn trao gửi đến bạn, đó chính là một lối sống chủ động trước căn bệnh của mình và sức khỏe của cả gia đình bạn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 415
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol