Điều trị tiểu đường cho bà bầu nên ưu tiên điều chỉnh lối sống

 

Bạn thân mến!

Bất cứ một liệu pháp điều trị bệnh nào được áp dụng cho bà bầu đều gặp trở ngại và cần phải đặt sự an toàn lên trên hết, không chỉ cho mẹ bầu mà còn xét những tác động đến thai nhi trong bụng.

Vậy điều trị tiểu đường cho bà bầu nên ưu tiên điều trị theo hướng nào? Bản thân mẹ bầu cần phải làm gì để kiểm soát tốt nhất căn bệnh tiểu đường thai kỳ này?

Trong bài viết này mời bạn tìm hiểu về vấn đề này. Mời bạn đọc tiếp bài viết! 

Bạn phải tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ ngay từ 3 tháng đầu mang thai

Phụ nữ khi mang thai có những rối loạn và thay đổi nhanh chóng về các enzyme và hormone trong cơ thể so với khi chưa mang thai.

Điều này, bạn có thể thấy được thông qua các biểu hiện sau:

a. Có nhiều thay đổi trong chế độ ăn uống như ăn uống nhiều hơn; thèm ngọt hay thèm chua nhiều hơn; kỵ với mùi vị này hay với món ăn kia;

b. Tinh thần cũng thất thường, thay đổi nội tiết nên thường dễ cáu gắt, mệt mỏi, uể oải; nóng tính hơn; hoặc dễ có tâm lý tổn thương, tủi thân, dễ buồn giận; trầm cảm;…

c. Cơ thể mệt mỏi, nặng nhọc nên thường lười vận động, lười làm các việc lặt vặt hay tập thể dục;…

Mang thai bình thường đã có quá nhiều sự chuyển biến như vậy, thì đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, còn phải đối diện thêm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cho cả mẹ và thai nhi.

Vậy nên, điều trị tiểu đường cho bà bầu gặp nhiều khó khăn hơn các đối tượng bệnh nhân tiểu đường khác.

Cái khó cho quá trình điều trị tiểu đường cho bà bầu chính là sự an toàn

Bệnh tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường loại 3 là do tình trạng tăng cao lượng đường trong máu, gây rối loạn quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể đến các tế bào, dẫn đến mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai.

Do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như: người mẹ bị thừa cân béo phì; gen di truyền; chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học; chủng tộc; tuổi tác khi sinh con trên 35 tuổi; lần mang thai thai trước cũng đã mắc tiểu đường thai kỳ,…
Vậy nên, cần kiểm soát lượng đường huyết luôn giữ mức cân bằng, đảm bảo ổn định sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Vì nếu không duy trì được lượng đường huyết lý tưởng, thì nguy cơ mẹ mắc phải các triệu chứng nguy hiểm như tiền sản giật, hôn mê; trẻ bị dị tật;…

Chỉ có cách duy nhất đó là hướng điều trị chủ động không cần thuốc. Vậy cách áp dụng như thế nào mới thực sự tối ưu?

Chế độ ăn uống phù hợp giúp bạn ổn định đường huyết

Việc điều trị tiểu đường cho bà bầu chỉ có cách duy nhất là người mẹ phải duy trì một lối sống khoa học nhất có thể

Đối diện với sự thay đổi của nội tiết trong quá trình mang thai, cộng thêm những vấn đề của căn bệnh tiểu đường, theo chúng tôi nghĩ, người mẹ cần có một ‘tinh thần thép’ cùng với sự động viên và song hành của người thân, thì mới an toàn ‘mẹ tròn con vuông’ được.

Ngoài phương pháp này, trong trường hợp cụ thể, tiêm insulin được sử dụng kê đơn điều trị cho bà bầu, nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, hạ/ tăng đường huyết đột ngột; khi cần phẫu thuật hay quá trình sinh nở;… để tiếp sức và giữ an toàn cho mẹ và em bé.

Hoặc như lối sống hàng ngày không giúp duy trì tốt đường huyết ở mức an toàn, thì bác sỹ sẽ cân nhắc kết hợp với tiêm insulin bổ sung.

Nhưng dù gì đi nữa, bạn cũng nên cố gắng để duy trì mức đường huyết ổn định thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày:

• Giữ tinh thần thoải mái: Dù gì cũng đã mắc bệnh rồi, vậy thì, bạn đừng quá lo lắng, hay sợ hãi mà trở nên căng thẳng, như vậy sẽ còn nguy hiểm hơn. Thay vì thế, bạn hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, tích cực, là kể như 50% rủi ro của căn bệnh tiểu đường đã giảm bớt.

Tin tôi đi, đã có nhiều bệnh nhân chiến thắng được bệnh tật nhờ vào sức mạnh nội tâm và một tinh thần phấn chấn, mạnh mẽ.

• Chế độ ăn uống: Cần ăn đủ chất (đạm, béo, đường tinh bột, rau trái cây) trong khẩu phần ăn; hạn chế tối đa các thực phẩm ngọt, chế phẩm từ đường;…

Uống đủ nước trong ngày.

• Vận động nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp, trong khoảng thời gian vừa phải theo sức khỏe và thể tạng của mình.

• Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát các biến chứng tiểu đường.

• Bạn cần trang bị các cách cấp cứu khẩn cấp trong trường hợp hạ hoặc tăng đường huyết đột ngột, khi chưa kịp tới bệnh viện, hoặc không có người thân bên cạnh.

Mặc dù, sau khi sinh xong, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ hết, nhưng bạn vẫn cần phải duy trì một lối sống khoa học cho chính mình và cho em bé, để tầm soát nguy cơ bệnh tiểu đường tiến triển trong tương lai.

Kết luận, điều trị tiểu đường cho bà bầu tuy khó khăn, vì không có loại thuốc điều trị phù hợp, hoàn toàn phải điều chỉnh và duy trì đường huyết thông qua chế độ ăn uống sinh hoạt, vận động hàng ngày, nhưng cũng không đến nỗi quá nghiêm trọng để làm bạn phải hoang mang lo sợ.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Mỗi người chúng ta là một phần trong vũ trụ, vậy nên hãy sống chủ động - khỏe mạnh bình an, sống trọn vẹn với sứ mệnh ấy, bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 256
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol