Điều trị tiểu đường bằng insulin có nên lựa chọn áp dụng lâu dài?

Bạn thân mến!

Bạn có công nhận với tôi rằng, bất cứ điều gì cũng phải trải qua một quá trình. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, phải duy trì các thói quen, các nguy cơ được lặp đi lặp lại, tăng dần, tích dần, mới phát bệnh.

Cũng như vậy, điều trị tiểu đường cũng cần phải có một quy trình dài hạn. Vậy điều trị tiểu đường bằng Insulin liệu có giúp bệnh nhân duy trì một quy trình điều trị lâu dài, an toàn và ổn định, không tác dụng phụ?

Mà điều cấp thiết hơn cả, chính là duy trì một phương pháp điều trị lâu dài, chứ không phải, nay phương pháp này, mai lại đổi khác.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cùng tham khảo thêm dưới đây!

Ảnh minh họa điều trị tiểu đường bằng insulin

Insulin là gì? Trong cơ thể, nơi nào đảm nhận nhiệm vụ tiết ra hoạt chất quan trọng này? Tại sao phải tiêm Insulin trong khi cơ thể tiết ra được?

Insulin là gì?

Đối với người bình thường, Insulin được tiết ra đầy đủ và giúp hỗ trợ hoạt động chuyển hóa đến tế bào đối với lượng glucose lấy từ thức ăn, đi nuôi cơ thể.

Nhưng đối với người bệnh tiểu đường, thì hoạt chất này đã không còn phát huy được chức năng của nó, hoặc thiếu hụt, hoặc bị kháng lại từ cơ thể.

Insulin có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của tế bào, nếu insulin không được cung cấp đủ, thì lượng glucose không được chuyển hóa, làm tăng lượng đường huyết, mắc phải bệnh tiểu đường.

Nhiệm vụ tiết insulin thì do tụy, nhưng khi tụy ‘yếu’thì phải tiêm Insulin từ ngoài vào?

Đúng vậy. Vì lượng đường từ bên ngoài (do hoạt động ăn uống) đưa vào quá nhiều, mà không có các hoạt động thể chất để gánh bớt phần dư thừa, khiến cho tụy phải làm việc cật lực tiết insulin để chuyển hóa nhiều hơn, lâu dần khiến tụy suy yếu, giảm chức năng và mất kiểm soát.

Nên vì lý do này, buộc lòng bệnh nhân điều trị tiểu đường bằng tiêm insulin – loại insulin ‘nhân tạo’ từ ngoài vào để điều tiết và cân bằng lượng đường huyết.

Điều trị tiểu đường bằng insulin phải có sự hướng dẫn và kê toa từ bác sỹ chuyên khoa

Tùy vào từng thời điểm, giai đoạn bệnh khác nhau, bác sỹ sẽ kê toa tiêm insulin phù hợp cho bệnh nhân.

Insulin có 3 loại:

• Insulin có tác dụng nhanh

• Insulin có tác dụng trung bình

• Insulin có tác dụng chậm

Bệnh nhân tiểu đường loại nào phải áp dụng điều trị bằng insulin?

Với phương pháp điều trị này, thường dùng ở tiểu đường type 1 và tiểu đường type 3(tiểu đường thai kỳ), trong trường hợp các phương án điều chỉnh trong chế độ ăn uống, luyện tập không duy trì mức đường huyết lý tưởng.

Hoặc đối với các trường hợp khẩn cấp, cấp cứu tụt đường huyết; các cuộc phẫu thuật; hay phụ nữ cần sức khỏe để sinh em bé;…

Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ lựa chọn loại insulin tác dụng nhanh/ trung bình/ chậm; số lần tiêm trong ngày; thời gian duy trì tiêm insulin; bạn không được tự ý thay đổi hay bỏ tiêm insulin mà chưa có ý kiến của bác sỹ.

Insulin tự nhiên có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể

Điều trị tiểu đường bằng insulin có phải là giải pháp điều trị lâu dài cho bệnh nhân?

Như đã nói ở trên, chỉ nên tiêm insulin trong những trường hợp khẩn cấp để an toàn cho tính mạng. Còn việc duy trì tiêm insulin hàng ngày cũng giống như áp dụng các phương pháp điều trị tây y khác, đều để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí, gây hoảng sợ cho bệnh nhân

Các tác dụng phụ của phương pháp tiêm insulin là gì?

• Các triệu chứng cấp tính như vã mồ hồi, hạ thân nhiệt, co giật, hôn mê, dễ gặp nhất khi tiêm insulin không đúng liều hoặc không ăn ngay sau khi tiêm dễ dẫn đến hạ đường huyết, rất nguy hiểm.

• Có người dễ bị dị ứng tuy ít gặp, thường biểu hiện sau khi tiêm insulin lần đầu hoặc tiêm một thời gian dài.

• Một số phản ứng phụ khác như ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm; chỗ tiêm bị lõm xuống.

Một số bệnh nhân sợ việc tiêm insulin vì các tác dụng phụ nêu trên, thường quay trở lại với các loại thuốc Tây, hoặc tìm về điều trị tiểu đường bằng Đông y.

Tác dụng phụ của tiêm insulin làm bệnh nhân sợ hãi

Chúng tôi lo ngại, Tụy sẽ bị vô hiệu hóa, khi các biện pháp làm thay chức năng cứ tiếp tục được đưa vào

Nếu như bệnh nhân cứ tiếp tục đưa các loại thuốc “nhân tạo” hóa dược để điều trị bị động – vấn đề ‘ngọn’ của bệnh, thì các cơ quan như tụy – có nhiệm vụ để tiết insulin sẽ suy giảm, khó phục hồi.

Lời khuyên của chúng tôi, luôn hướng đến điều trị bệnh chủ động, tức là hướng đến phục hồi và tăng cường hoạt động tự nhiên của cơ quan bị suy yếu và từ đó, sẽ giúp cải thiện bệnh lâu dài từ vấn đề phát sinh ra bệnh.

Nên khi bạn sử dụng điều trị tiểu đường bằng tiêm insulin sẽ đi ngược với tự nhiên, chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Vậy nên, bạn phải cần tìm phương pháp nuôi dưỡng và phục hồi cơ thể mình bên cạnh phương pháp điều trị tạm thời như tiêm insulin.

Kết luận, điều trị tiểu đường bằng tiêm insulin vẫn chưa phải là một phương pháp điều trị an toàn và lâu dài, bạn nên cân nhắc điều trị bằng phương pháp này trong trường hợp cụ thể.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Qua thông điệp chia sẻ trên đây, chúng ta hãy chỉ nên tìm về gốc vốn nguyên xưa tự nhiên của cơ thể con người, như thế mới đẩy lùi được bệnh tật lâu dài.

4 | ★ 263
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol