Điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường theo phương pháp nào?

 

Bạn thân mến!

Biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra trên toàn diện cơ thể như hệ thần kinh, tim mạch, thận, mạch máu, nhiễm trùng,… Các biến chứng sẽ bị ảnh hưởng theo mức độ ổn định chỉ số huyết áp , huyết áp tăng thì sẽ nặng thêm và ngược lại. Vậy nên điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường sẽ giúp giảm được biến chứng do tiểu đường.

Tăng huyết áp và suy thận có tác động lẫn nhau, vậy phải ổn định huyết áp, thì mới ngăn chặn được biến chứng suy thận.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hướng điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường như thế nào!

Cao huyết áp sẽ làm biến chứng đái tháo đường nặng và khó điều trị hơn

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Bệnh tăng huyết áp và bệnh tiểu đường có liên hệ mật thiết với nhau như thế nào?

Mục tiêu điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường: chỉ số huyết áp lý tưởng là < 120/80mmHg, trong đó 120 là huyết áp tâm thu; 80 là huyết áp tâm trương. Được cho là tăng huyết áp khi tâm thu cao hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90mmHg.

Để luôn duy trì mức huyết áp ổn định, cần phải kết hợp điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc. Đồng thời, giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì được mức đường huyết ổn định và kiểm soát tốt các biến chứng.

Bệnh tiểu đường và bệnh tăng huyết áp là hai căn bệnh độc lập, nhưng có quan hệ mật thiết và luôn đi liền với nhau. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường bị tăng huyết áp cao gấp hai lần so với người bình thường.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh tăng huyết áp chủ yếu từ lối sống như béo phì; stress; thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, muối, đường; lười vận động; nồng độ cholesterol trong máu cao; hút thuốc lá; uống rượu bia;….

Tăng huyết áp làm cho bệnh đái tháo đường nặng và khó điều trị hơn và bệnh đái tháo đường cũng làm tăng huyết áp. Tăng nguy cơ gấp 2-3 lần về các căn bệnh nguy hiểm như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chị, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, thần kinh.

Cũng như vậy khi áp dụng thành công các liệu trình điều trị tăng huyết áp ở người tiểu đường, đưa mức huyết áp, đường huyết về cân bằng, đồng nghĩa ngăn chặn được các biến chứng trên. Đây cũng là mục tiêu mà bệnh nhân tiểu đường cao huyết áp cần hướng đến.

Các yếu tố có thể làm tăng bệnh huyết áp ở người bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tăng huyết áp thường biểu hiện như thế nào?

• Đa số bệnh nhân không thấy các biểu hiện lâm sàng của bệnh

• Một số có các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mặt đỏ phừng, buồn nôn, nhìn mờ, tê tay nhất thời, ruồi bay trước mắt, tiểu đêm, đau bụng hoặc đau ngực, khó thở.

Chính vì không có các triệu chứng rõ ràng, nên bệnh nhân tiểu đường phải kiểm tra huyết áp thường xuyên, để kịp thời phát hiện và điều trị.

Tăng huyết áp cũng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường lên 40%.

Các căn bệnh đi kèm sau đây sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao:

• Đã bị tai biến dù nặng hay nhẹ

• Bệnh tim do thiếu máu cơ tim cục bộ: cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim

• Đã bị suy thận và suy tim

• Bệnh mạch máu ngoại biên

Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh nêu trên, thì cần phải chú ý và kịp thời điều trị tăng huyết áp.

Vậy cần phải kết hợp cách điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường như thế nào mới đạt hiệu quả?

Cách điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường cần phối hợp điều chỉnh lối sống và dùng thuốc

Bệnh nhân cần phải loại bỏ các thực phẩm tăng huyết áp trong khẩu phần ăn


3 điều cần phải thực hiện để điều trị tăng huyết áp:

• Đưa mức huyết áp về ngưỡng lý tưởng

• Thay đổi lối sống và dùng thuốc

• Điều trị các căn bệnh khác đi kèm

Khi huyết áp ổn định, bệnh nhân có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm: 40% đối với bệnh đứt mạch máu não; 50% khả năng suy tim mạn; 30% tái phát biến chứng tai biến mạch máu não; và nhiều biến chứng nguy hiểm khác do tiểu đường.

1. Điều chỉnh lối sống:

• Giảm cân nếu đang bị thừa cân béo phì, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường.

Căn cứ theo chỉ số BMI: Bình thường: BMI = 18.5 – 22.9 kg/m2

+ Thiếu cân: BMI< 18.5 kg/m2

+ Thừa cân: BMI = 23 – 24.9 kg/m2

+ Béo phì: BMI ≥ 25 kg/m2

• Giảm vòng eo: nam < 90 cm, nữ < 80 cm.

• Ăn nhạt, chỉ khoảng 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày, được tính cả phần nêm trong thức ăn và nước chấm

• Nên các chất đạm có nguồn gốc từ cá, thực vật hơn từ các loại thịt: gà, bò, heo,…

• Không ăn quá ngọt (kể cả người không bị bệnh tiểu đường)

• Hạn chế dùng mỡ động vật và dầu dừa. Nên dùng dầu o-liu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương.

• Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

• Bỏ hẳn hút thuốc lá

• Ngưng hoặc bỏ hẳn uống rượu bia

• Giữ nếp sinh hoạt điều độ, không nên làm việc nặng, quá áp lực.

• Tập thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 - 45 phút, không nên tập quá sức.

2. Dùng thuốc:

Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) như Captopril, Enalapril,… là nhóm thuốc được lựa chọn điều trị đầu tiên ở bệnh nhân đái thái đường tăng huyết áp, vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa giúp bảo vệ thận.

Các loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể, thuốc đối kháng canxi,… đều sử dụng để kiểm soát tăng huyết áp, nhưng có nhiều tác dụng phụ đi kèm, bác sỹ cần phải cân nhắc khi sử dụng áp dụng cho bệnh nhân.

Tóm lại, điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường bằng lối sống kết hợp với thuốc điều trị sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ biến chứng thận, thần kinh, mạch máu và các biến chứng khác do tiểu đường.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khi bạn tích cực thiết lập một lối sống khoa học sẽ ngăn chặn được các nguy cơ bệnh tật, kể cả bệnh tiểu đường.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 377
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol