Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường - điều trị laser giai đoạn cuối
Bạn thân mến!
Dẫn đến mù lòa, là điều mà ai cũng sợ khi nghĩ đến đôi mắt không còn thấy được ánh sáng hay không còn được nhìn những cảnh đẹp trước mắt. Biến chứng võng mạc là một trong những biến chứng nghiêm trọng do tiểu đường.
Phòng và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường như thế nào để giảm bớt và ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng của bệnh võng mạc tiểu đường?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về biến chứng võng mạc, nguyên nhân gây ra và cách phòng tránh ra sao bạn nhé!
(Hình ảnh võng mạc bị tổn thương do tiểu đường)
Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!
Võng mạc là các sợi dây thần kinh của mắt, có vai trò tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh mắt thu được đến não, và truyền hình ảnh mà não phân tích đến mắt.
Bệnh võng mạc tiểu đường hầu hết đều mắc phải ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm từ 10 -15 năm. Theo như thống kê, có 2% trong số đã dẫn đến mù lòa, còn khoảng 10% là thị lực kém, thường gặp ở độ tuổi bệnh nhân từ 20 – 65 tuổi, ở hai loại tiểu đường type 1 và type 2.
Nguy cơ nào dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường?
Có thể kể đến các lý do sau:
• Bệnh tiểu đường lâu năm,
• Mức độ đường máu (kiểm soát tốt/ không)
• Các yếu tố khác như tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh thận, có thai, các phẫu thuật
Các yếu tố trên đều có thể dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường và mức độ trầm trọng của bệnh võng mạc tiểu đường.
Vậy cần phải theo dõi và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường như thế nào để đạt hiệu quả cao và hạn chế được các hậu quả nghiêm trọng?
Triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường biểu hiện như thế nào?
Các đối tượng sau nên cần phải đặc biệt chú ý về biến chứng võng mạc mắt:
Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường trước 30 tuổi, sự xuất hiện của bệnh võng mạc tiểu đường sau 10 năm là 50% và sau 30 năm là 90%. Bệnh nhân mắc bệnh càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao và xu hướng nặng. Các yếu tố sau sẽ khiến bệnh nặng hơn:
• Đường máu cao
• Tăng huyết áp
• Suy thận
• Mất bù trừ của tim
• Tuổi bệnh nhân
• Tuổi bắt đầu bị tiểu đường càng trẻ thì càng nặng
• Thai nghén
• Béo phì
• Nghiện thuốc lá
Triệu chứng biểu hiện của biến chứng này như thế nào?
Đối với bệnh võng mạc tiểu đường, hầu như bệnh nhân không có biểu hiện báo trước cho đến khi thị lực giảm, mắt mờ, thì lúc đó bệnh đã diến tiến nặng. Nên đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu năm trên 5 năm thì cần phải đo thị lực định kỳ để tầm soát biến chứng nguy hiểm này.
Các giai đoạn của bệnh võng mạc tiểu đường:
• Bệnh lý võng mạc nền: Đây là giai đoạn sớm của bệnh võng mạc tiểu đường, xuất hiện các triệu chứng như phình mao mạch võng mạc, xuất huyết nhẹ, ứ đọng các chất tiết trong võng mạc, phù võng mạc.
• Bệnh lý hoàng điểm do tiểu đường: Đây là nguyên nhân gây giảm thị lực do tiểu đường, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 2, độ tuổi từ 50 – 70 tuổi. Biểu hiện, hoàng điểm bị phù, có khi tạo thành nang, kèm theo tổn thương thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ.
• Bệnh lý võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh: Tổn thương võng mạc trong giai đoạn này gây bất thường cung cấp máu cho võng mạc, dẫn đến các tổn thương như thiếu máu cục bộ, xuất huyết, phù võng mạc.
• Bệnh lý võng mạc tiểu đường tăng sinh: Tình trạng tăng sinh các tân mạch bất thường ở giai đoạn này, khiến cho xuất huyết tái diễn liên tục, gây tổ chức hóa và co kéo dịch- kích võng mạc. Hậu quả, làm tổn thương võng mạc, rách hoặc bong võng mạc, dẫn đến mù lòa.
(Biến chứng võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa)
Các phòng và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường được áp dụng hiện nay như thế nào?
1/ Cách điều trị: Tùy từng giai đoạn bệnh và tình trạng cụ thể, bác sỹ sẽ căn cứ vào đó để tiến hành điều trị hoặc theo dõi định kỳ. Đồng thời, bệnh nhân cần phải áp dụng các biện pháp, nỗ lực để duy trì mức đường huyết ổn định.
Các phương pháp điều trị hiện nay được áp dụng:
• Laser quang đông võng mạc
• Tiêm nội nhãn các thuốc chống tân mạch và chống phù hoàng điểm
• Phẫu thuật can thiệp trong giai đoạn bệnh cuối
Hiện nay, phương pháp điều trị bằng laser pascal được đánh giá hiệu quả và an toàn, giúp khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp điều trị laser hiện tại và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Nhưng dù có cách điều trị bệnh võng mạc tiểu đường tối ưu đi nữa, thì bệnh nhân cần phải ý thức đến việc phòng và kiểm soát tốt biến chứng nguy hiểm này do bệnh tiểu đường.
2/ Hướng dẫn cách phòng bệnh về mắt cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài thời gian không mắc bệnh hoặc làm chậm diễn tiến của bệnh võng mạc tiểu đường bằng các biện pháp cân bằng lượng đường huyết và huyết áp.
Cũng như phải điều chỉnh và loại bỏ những nguy cơ dẫn đến hoặc làm nặng hơn bệnh võng mạc tiểu đường chúng tôi đã nêu trên.
Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường lâu năm cần phải định kỳ khám thị lực 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm 1 lần, để tầm soát các biến chứng ở mắt và kịp thời điều trị, kiểm soát nguy cơ dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa.
Kết luận, điều trị bệnh võng mạc tiểu đường rất phức tạp nếu bệnh đã chuyển qua giai đoạn cuối, nguy cơ dẫn đến mù lòa rất cao. Cân bằng đường huyết, huyết áp và loại bỏ các nguy cơ sẽ giúp bệnh nhân ngăn chặn hoặc làm chậm phát triển của biến chứng võng mạc tiểu đường.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta cần phải thiết lập thói quen và cần hiểu được tầm quan trọng của việc khám bệnh và tầm soát biến chứng bệnh định kỳ bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!