Tâm lý hoang mang lo sợ của bệnh nhân khi biết mình bị mắc bệnh tiểu đường

 

Bạn thận mến!

Chị Nga điều trị bệnh đái tháo đường tại bệnh viên Gia Định, TPHCM, tại phòng đái tháo đường và nhiễm trùng tiểu. Chị mới biết căn bệnh của mình và vào bệnh viện điều trị theo phác đồ bằng Tây y.

Còn trẻ, chưa chồng, từ một người lạc quan vui vẻ, công việc ổn định, khi nghe tin mắc bệnh tiểu đường, một căn bệnh nan y, khó chữa trị. Tính tình của chị trở nên khác hẳn, nói nhiều hơn, lúc nói thế này này lúc nói thế khác, có khi rất khó hiểu. Châm trọc nói xấu người này người kia trong phòng điều trị.

Thấy ai có cái gì ăn đều lại xin ăn, bảo rằng “ăn nhiều cho khỏe”, hành động có lúc rất khó hiểu. Mọi người đều nói đó là do bị bệnh nên tâm lý, thần kinh có vấn đề. Cộng thêm có thể do tác dụng phụ của Tây y cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của chị.

Câu chuyện trên đây cũng là một trường hợp điển hình của nhiều người mắc các căn bệnh nan y như bệnh tiểu đường. Cảm giác sợ hãi khi nghĩ đến những gì họ gặp phải trong tương lai. Tâm lý bi quan về bệnh tật. Không biết bệnh có chữa trị khỏi được không? Chữa trị khỏi bằng cách nào? Lấy tiền đâu ra để chữa trị bệnh? Căn bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc và đời sống của mình?.

 (Hình ảnh minh họa)

Rất nhiều câu hỏi đặt ra mà không có câu trả lời làm họ trở nên hoang mang và lo lắng cực độ.

Chính vì thế, lúc này người thân chính là người phải an ủi, động viên và cùng với bệnh nhân tìm cách điều trị và hỗ trợ điều trị phù hợp, để làm sao ổn định tâm lý bệnh nhân trước.
Khi tôi tư vấn cho bệnh nhân, việc đầu tiên là trấn an tâm lý bệnh nhân và giúp họ có tinh thần lạc quan và tin tưởng vào phương pháp điều trị và duy trì trong suốt quá trình điều trị. Tâm lý chính là phần không nhận thấy rõ nhưng rất phần quan trọng, quyết định kết quả điều trị cũng như sức khỏe con người.

Trường hợp của chị Nga là trường hợp của hầu hết các bệnh nhân sau khi nhận kết quả ‘mình bị mắc bệnh’. Đang sống khỏe mạnh, ăn những thứ mình thích, làm mọi thứ mình thấy phù hợp. Giờ mắc bệnh, mọi thứ xáo trộn, làm cho họ khó có thể thích nghi kịp, tâm lý căng thẳng,… là chuyện dễ hiểu và thông cảm.

Khi bạn nhận kết quả xét nghiệm mình mắc bệnh tiểu đường, việc đầu tiên bạn nên làm gì?

Như tôi đã quan sát nhiều tâm lý bệnh nhân cũng như những người bất ngờ có một cú sốc tâm lý, những việc đầu tiên nên làm:

+ Không làm gì hết: Không tìm cách điều trị bệnh hay tìm đủ loại sản phẩm điều trị nhanh chóng,… Vì lúc này tâm lý đang rất xáo trộn, khó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

+ Bình tâm hoàn toàn: Bạn có thể trò chuyện với người thân và cùng họ tìm giải pháp. Thư giãn tâm lý, tạm thời quên căn bệnh của mình, để tâm lý không bị căng thẳng, lo âu.

+ Tìm hiểu trên mạng, tài liệu, sách về căn bệnh của mình

+ Tìm đến các chuyên gia để xin tư vấn về căn bệnh với phương pháp điều trị hiệu quả và tối ưu nhất.

Thường thì bệnh nhân khi mới mắc bệnh, sẽ nghĩ ngay tới gặp bác sỹ chuyên khoa Tây y. Lời khuyên của tôi, bạn nên đi tham khảo thêm bác sỹ Đông y, các sản phẩm thảo dược xuất xứ từ nước ngoài. Tìm hiểu kỹ lưỡng về các phác đồ điều trị, rồi mới tiến hành điều trị.

+ Điều chỉnh lối sống càng sớm càng tốt:

Nếu như trường hợp chị Nga nêu trên thì sẽ càng làm cho bệnh trở nên trầm trọng: ăn nhiều hơn, tâm lý bất ổn, tác dụng phụ của Tây y, căng thẳng trong môi trường bệnh viện, thiếu người động viên an ủi, sự đau đớn của bệnh tật,…

Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, tham khảo thêm các loại thức ăn mà người tiểu đường nên tránh và các loại thực phẩm nên sử dụng nhiều hơn.

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Uống nước đầy đủ trong ngày
  • Ngủ nghỉ điều độ, hợp lý.
  • Giảm cân nếu như bạn đang bị thừa cân béo phì
  • Gần gũi hơn với bạn bè người thân để vững tâm chống trọi với bệnh tật.
  • Tập thiền, yoga để bình tâm.

+ Theo dõi bệnh tật thường xuyên:

Lượng đường huyết

Các triệu chứng trên toàn bộ cơ thể

Khám bệnh định kỳ để kiểm soát các biến chứng đi kèm

Trên đây là một vài việc bạn nên làm để tìm đúng một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường cũng như kiên trì tuân thủ các phác đồ điều trị căn bệnh.

Chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân, có tâm lý mau chóng khỏi bệnh, dễ áp dụng bất cứ cách điều trị nào mà người khác mách và bệnh thường trở nặng hơn.

Cũng như phương pháp điều trị bệnh tiểu đường chúng tôi đang tư vấn cho bệnh nhân. Đây là một phương pháp cải thiện từ từ từ bên trong, chứ không giải quyết các vấn đề tức thời nhưc Tây y. Cơ chế điều trị là chữa lành các bộ phận vốn bị tổn thương trong cơ thể do căn bệnh và tăng cường chức năng để tự điều chỉnh.

Nên các bệnh nhân thích mau mau chóng chóng lành bệnh thì khó có đủ kiên nhẫn để áp dụng liệu trình điều trị của chúng tôi.

Có rất nhiều bệnh nhân làm theo lời khuyên của chúng tôi và đã có những kết quả điều trị ngoài sự mong đợi của bệnh nhân và gia đình.

Xem thêm tại đây >>> Điều trị bệnh tiểu đường từ Mỹ

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 135
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol