Tiêm insulin cho cơ thể có phải cách điều trị tiểu đường tối ưu

 

Chào bác sỹ, tôi muốn hỏi về hướng điều trị tiêm insulin trực tiếp vào cơ thể có phải là cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả hiện nay? Tôi bị tiểu đường tuýp 2 khoảng trên 10 năm và được chỉ định điều trị bệnh tiểu đường bằng tiêm insulin. Xin cảm ơn bác sỹ.

Insulin “ nhân tạo” là gì?

Trước hết, tôi sẽ nói qua về insulin được dùng để tiêm vào cơ thể bệnh nhân trong điều trị bệnh tiểu đường.

Insulin tự nhiên trong cơ thể chúng ta do tuyến tụy tiết ra, có nhiệm vụ phân giải lượng đường từ từ, chuyển thành năng lượng, phân bổ đi đến các tế bào để nuôi dưỡng và đảm bảo mọi hoạt động cho toàn bộ cơ thể chúng ta. Người bị bệnh tiểu đường thì chức năng này của tuyến tụy bị suy giảm hoặc cơ thể đề kháng lại chất insulin.

Insulin “nhân tạo” chúng ta dùng để tiêm vào người nhằm điều trị bệnh tiểu đường, có tác dụng làm ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.

Có hai loại phổ biến: Loại có nguồn gốc động vật được chiết suất từ tụy lợn, bò, có giá thành rẻ nhưng hay gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết không cao. Loại insulin “người” được sản xuất bằng công nghệ sinh học cao cấp, ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt nhưng giá thành đắt.

Dựa vào thời gian tác dụng, insulin được chia làm ba loại: Nhanh, bán nhanh và chậm. Được phân loại qua thời gian tác dụng; thời gian kéo dài đối với mức ổn định đường huyết của bệnh nhân.

Bạn đang bị bệnh tiểu đường tuýp 2, thường chỉ sử dụng tiêm insulin trong trường hợp như:

+ Lượng đường huyết luôn dao động, không ổn định

+ Cấp cứu(tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường);

+ Sút cân nhiều, suy dinh dưỡng, có bệnh nhiễm khuẩn kèm theo;

+ Chuẩn bị và trong khi phẫu thuật;

+ Các biến chứng nặng do bệnh tiểu đường(bệnh lý võng mạc, suy gan, suy thận, nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim mạch nặng);

+ Uống điều trị không có tác dụng;

+ Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ.

Việc tiêm insulin bệnh nhân có thể tự tiêm tại nhà hoặc tại bệnh viện. Khi bệnh nhân tự tiêm tại nhà, người bệnh hoặc người thân phải biết cách tiêm đúng kỹ thuật, đúng và đủ liều lượng, thời điểm tiêm, hay đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình tiêm,… Nên bạn cần phải lưu ý về những điều này.

Các tác dụng phụ mà tiêm insulin có thể để lại đối với cơ thể bệnh nhân?

Tiêm insulin tuy ít độc nhưng cũng để lại nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh như:

+ Thường gặp nhất là tiêm insulin quá liều hoặc tiêm xong và ăn muộn dễ gặp tình trạng hạ đường huyết (vã mồ hồi, hạ thân nhiệt, co giật, hôn mê).

+ Có người dễ bị dị ứng, xuất hiện sau khi tiêm insulin lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm, nhưng tỷ lệ gặp thấp.

+ Một số phản ứng phụ khác như ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm; chỗ tiêm bị lõm xuống.

Nhiều bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị bằng tiêm insulin và chuyển qua uống sản phẩm điều trị vì sợ các tác dụng phụ này do tiêm insulin.

Tiêm insulin có phải là giải pháp tối ưu cho điều trị bệnh tiểu đường khi chúng ta can thiệp làm thay chức năng của tuyến tụy?

Sản sinh insulin cần thiết cho cơ thể vốn là vai trò duy nhất của tuyến tụy, khi cơ thể người bệnh tăng lượng đường quá cao trong máu làm cho tuyến tụy không thể thực hiện chức năng quan trọng này của mình, dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể.

Việc tiêm insulin cũng chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn “khó khăn” của tuyến tụy, chứ không làm cho căn bệnh tiểu đường được điều trị đúng từ nguyên nhân gây bệnh.

Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây, chúng ta phải tìm cách phục hồi và tăng cường hoạt động của tuyến tụy trong việc sản sinh insulin cho cơ thể, chứ không phải làm thay phần việc của nó. Như vậy, lợi bất cập hại, tuyến tụy sẽ ngày càng “quên” luôn nhiệm vụ của mình đối với cơ thể, sẽ càng suy kiệt và yếu hơn nữa.

Xem thêm tại đây >>>  Bài thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Vậy giải pháp nào cần thiết cho sự thiếu hụt insulin trong cơ thể và sức khỏe của tuyến tụy?

Chính là phục hồi chức năng tự nhiên của tuyến tụy. Để làm điều ấy, phải có phương pháp điều trị bệnh từ nguyên nhân gốc rễ của bệnh, giúp phục hồi và bảo vệ chức năng của từng bộ phận, cơ quan trong cơ thể, để chúng phát huy hoạt động của nó, không có bất cứ giải pháp nào có thể làm thay chức năng đó lâ dài.

Đó chính là cơ chế điều trị của các loại thảo dược mà chúng tôi đang áp dụng cho các bệnh nhân tiểu đường của mình.

  • Điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định đường huyết lâu dài.
  • Phục hồi hoạt động và vai trò tự nhiên của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể, khi chúng khỏe lên thì bệnh tật sẽ được cải thiện.
  • Bảo vệ cơ quan trong cơ thể khỏi các tác động từ mầm bệnh.

Đối với bệnh nhân tiểu đường áp dụng liệu trình điều trị bệnh tiểu đường bằng thảo dược, trong thời gian đầu chúng tôi vẫn kết hợp duy trì phác đồ điều trị hiện tại. Sau một thời gian khi các chỉ số của bệnh ổn định, mới dần dần dừng lại chuyển sang điều trị bằng thảo dược.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe và hạnh phúc

5 | ★ 203
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol