Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin giải cứu cấp bách tính mạng

 

Bạn thân mến!

* Bạn đã hiểu về tác dụng của tiêm insulin trong điều trị bệnh tiểu đường chưa?

* Insulin tác dụng nhanh, tác dụng trung bình và tác dụng chậm là như thế nào? Có tác dụng phụ/ biến chứng nào đến người bệnh khi sử dụng lâu dài không?

* Đối tượng bệnh nhân tiểu đường nào nên được ưu tiên sử dụng tiêm insulin để duy trì chỉ số đường huyết?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin và trong trường hợp nào bác sỹ mới chỉ định áp dụng cách điều trị này!

(Hình ảnh minh họa)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Insulin được áp dụng trong điều trị bệnh tiểu đường như một liều thuốc nhanh giúp ổn định đường huyết đưa người bệnh qua cơn hiểm nghèo

Khi bệnh nhân bị tăng/ hạ đường huyết đột ngột và phải đi cấp cứu, cần tiêm insulin ngay để ổn định đường huyết và duy trì, trong những trường hợp cụ thể: cuộc phẫu thuật, bệnh nhân cần sức khỏe như lúc sinh con.

Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin được áp dụng cho cả ba loại tiểu đường (type 1: ở trẻ em; type 2 ở người trưởng thành; type 3 ở phụ nữ mang thai). phụ nữ và trẻ em mắc tiểu đường được chỉ định áp dụng cách điều trị này, vì hiện nay vẫn chưa có loại thuốc thích hợp và đạt hiệu quả điều trị cho hai đối tượng này.

Riêng đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, tiêm insulin có thể dùng thay thế cho thuốc uống; hoặc trường hợp thuốc kém tác dụng, tiêm insulin để hỗ trợ duy trì đường huyết.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin có loại nào đang được sử dụng hiệu quả hiện nay?

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại thuốc insulin theo thời gian tác dụng nhanh hay chậm khác nhau, điều này đưa ra để hỗ trợ cho bác sỹ điều trị, dễ dàng lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Hiện nay tại Việt Nam, các loại insulin đang được sử dụng rộng rãi nhất như:

1. Insulin tác dụng nhanh (Insulin analog), có tác dụng sau 10 phút. Có 3 loại là aspart, lispro và gluisine được tạo ra do thay đổi vị trí axit amin trong phân tử insulin. Đạt đỉnh từ 1 – 3 giờ, thời gian kéo dài khoảng 3 – 5 giờ, bệnh nhân có thể tiêm bắp, tĩnh mạch và dưới da.

Insulin có tác dụng nhanh đảm bảo insulin cần cho bữa ăn ngay sau tiêm, thường được chỉ định dùng kèm với insulin tác dụng dài.

2. Insulin tác dụng ngắn (Humulin Regular hoặc novolin), thuốc có tác dụng sau 30 phút, đạt đỉnh từ 2,5 – 5 giờ; thời gian kéo dài từ 4 – 12 giờ. Đảm bảo lượng insulin cần cho bữa ăn trong thời gian 30 – 60 phút.

3. Insulin có tác dụng trung bình(NPH (N)), có tác dụng sau 1 – 2 giờ tiêm, đạt đỉnh từ 4 – 12 giờ, kéo dài từ 18 – 24 giờ. Loại insulin này đảm bảo lượng insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm, thường được phối hợp cùng với insulin tác dụng nhanh và ngắn.

4. Insulin có tác dụng dài: Gồm insulin glagine, insulin detemir, insulin degludec, 3 loại insulin này giúp duy trì lượng insulin khoảng 20 – 24 – 42 giờ, tùy theo mỗi loại. Loại insulin này khi cần được chỉ định áp dụng với insulin tác dụng ngắn hoặc tác dụng nhanh.

5. Insulin trộn, hỗn hợp

Humulin 70/30 có tác dụng sau 30 phút, đạt đỉnh 2 – 4 giờ, kéo dài từ 14 – 24 giờ

Novolin 70/30 có tác dụng sau 30 phút, đạt đỉnh 2 – 12 giờ, kéo dài đến 24 giờ

Novolog 70/30 có tác dụng sau 10-20 phút, đạt đỉnh 1 – 4 giờ, kéo dài đến 24 giờ

Humulin 50/50 có tác dụng sau 30 phút, đạt đỉnh 2 – 5 giờ, kéo dài từ 18 - 24 giờ

Humalog mix 75/25 có tác dụng sau 15 - 30 phút, đạt đỉnh 2 – 12 giờ, kéo dài từ 16 - 24 giờ.

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin 

Thời gian tiêm thuốc khi nào là phù hợp?

Mỗi loại thuốc cần phối hợp trước và sau khi ăn sẽ được bác sỹ kê đơn phù hợp:

• Thuốc tác dụng nhanh: Khoảng 15 phút trước khi ăn.

• Thuốc tác dụng ngắn: Khoảng 30 - 60 phút trước khi ăn.

• Thuốc tác dụng trung bình: khoảng 1 tiếng trước bữa ăn.

• Thuốc tác dụng hỗn hợp: Phụ thuộc vào từng chế phẩm khác, nên thời gian phối hợp thay đổi từ 10 phút đến 30/45 phút trước bữa ăn.

• Sự linh hoạt theo từng tình trạng bệnh nhân và bác sỹ có thể khuyên áp dụng theo phù hợp.

Điều trị tiểu đường bằng insulin cần thận trọng, phải tiêm đúng cách và đủ liều lượng, đúng thời gian quy định mới đạt hiệu quả.

Cần phải tiêm đúng và đủ liều điều trị 

Các tác dụng phụ và biến chứng gây ra cho bệnh nhân khi áp dụng điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin?

• Hạ đường huyết: Do tiêm insulin quá liều trong những trường hợp biến đổi như chế độ ăn uống, căng thẳng, bệnh nhân nặng, rối loạn tiêu hóa…

• Kháng insulin khi điều trị bằng tiêm insulin: Phần lớn do hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh

• Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm insulin: Chỗ tiêm bị lồi lõm, biến dạng.

• Dị ứng với insulin : Ngứá ngáy, khó chịu, mẩm ngứa.

• Sốc phản vệ, nổi mề đay toàn thân ít gặp.

Trong các trường hợp xảy ra các biến chứng trên, bạn cần nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa và kịp thời xử trí.

Kết luận, cách điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin là một phương pháp giúp ổn định đường huyết hiệu quả và trong thời gian ngắn, bệnh nhân cần được chỉ định liều dùng, thời gian tiêm phù hợp theo kê toa của bác sỹ.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Mỗi ngày – một bài chia sẻ sẽ giúp bệnh nhân có đầy đủ kiến thức về căn bệnh của mình và cách phòng vệ phù hợp.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 290
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol