Điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y ưu - nhược điểm bạn cần biết

 

Bạn thân mến!

Điều gì được phát minh ra, ắt sẽ khó hoàn hảo, có ưu tất có nhược. Loay hoay với nhiều phương pháp tân dược để điều trị bệnh, rồi bệnh chẳng giảm bớt mà lại thêm nặng. Người bệnh trở về điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y nhưng cũng phải đối diện với những ưu và nhược điểm của phương pháp.

Vậy ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y là gì? Có cách nào khắc phục được nhược điểm không? Chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn trong bài viết này!

Thảo dược an toàn cho cơ thể tự nhiên của con người 

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây nhé!

Trong cơ thể con người gồm lục phủ ngũ tạng, khi khỏe mạnh thì các bộ phận tương trợ sống hòa thuận với nhau, nhưng khi bị bệnh, một trong những bộ phận định trệ, thì mọi hoạt động cũng ảnh hưởng theo, vì mỗi bộ phận đảm nhiệm một nhiệm vụ.

Cái hay của thiên nhiên là, từng bộ phận trong cơ thể tự nhiên của con người, ở đâu bị đau bệnh, thì trong thiên nhiên đều sẵn thuốc giải, ắt sẽ khỏi được bệnh, ngặt nỗi, chúng ta không chịu tìm hiểu và lấy về áp dụng thôi.

Nên vậy, có nhiều cách điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y được tìm tòi và phát triển nhờ được các lương y kinh nghiệm lâu năm nghiên cứu và áp dụng. Không làm ngơ với kho tàng thảo dược trong dân gian, y dược hiện đại cũng đã cất công tìm tòi, phối hợp để cho ra bài thuốc thảo dược điều trị các căn bệnh nan y, không riêng bệnh tiểu đường.

Trong Đông y, hướng chẩn đoán bệnh tiểu đường như thế nào?

Theo Đông y, bệnh tiểu đường hay còn được gọi “tam đa, nhất thiểu”, tức là ăn uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhanh chóng.

Để phục hồi toàn diện, cần phải dựa trên tam tiêu làm cơ sở: Thượng tiêu (phần trên cơ thể gồm tâm và phế); Trung tiêu ( phần giữa cơ thể gồm tì và vị); Hạ tiêu ( phần dưới cơ thể gồm can, thận, tiểu trường, đại trường và bàng quang).

Ăn nhiều đồ ngọt chính là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tiểu đường 

1. Nguyên nhân phát sinh ra bệnh tiểu đường hay còn gọi tiêu khát?

Chứng tiêu khát trong Đông y mắc phải do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống bất hợp lý (ẩm thực bất điều); Yếu tố về tâm thần (tình chí thất điều); Yếu tố về môi trường, nhiễm khuẩn (Ngoại cảm lục dâm); Dùng thuốc bất hợp lý (cửu phục đan dược); Uống rượu bia quá độ (trường kỳ ẩm tửu, phòng lao bất điều),…

Các nguyên nhân trên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ công năng trong tạng phủ, nhất là 3 tạng: tì, phế, thận, nên dẫn đến bệnh tiêu khát (bệnh tiểu đường/ đái tháo đường).

2. Nguyên tắc điều trị cốt yếu theo Đông y như thế nào?

Có ba điều cần lưu ý để điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y nhằm đạt hiệu quả:

2.1 Điều trị toàn diện, theo nguyên tắc chỉnh thể - cơ thể con người là một khối tổng thể. Nghĩa là: a). Cần phải điều chỉnh và phục hồi công năng tạng phủ bị tổn thương do bệnh, nhằm nối lại mối dây liên kết chặt chẽ trong tổng thể với các tạng phủ khác. b). Cần kết hợp toàn diện các biện pháp điều trị phù hợp như chế độ ăn uống; dùng thuốc/ không dùng thuốc; vận động; các bài tập vật lý trị liệu; tâm lý;…

2.2 Tùy theo giới tính, tuổi tác, cơ địa, tình trạng bệnh tật khác nhau trên mỗi người bệnh, nên chọn thuốc và trị liệu phù hợp.

2.3 “thiên nhiên hợp nhất” – con người và thiên nhiên là một tổng thể hợp nhất, không tách rời, là một, nên cần phải phối hợp toàn diện giữa việc trị liệu bằng ăn uống, các bài thuốc thảo dược, các loại trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, tâm lý luôn thư thái gần gũi với thiên nhiên,….

Vậy nên, ta hãy chọn điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y từ các loại thảo dược, sẽ phù hợp với cơ thể con người nhất.

Ảnh minh họa. Con người sống thọ khi hòa nhập cùng thiên nhiên mỗi ngày

Đối với phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y, có ưu và nhược điểm gì mà bạn cần lưu ý?

Sau đây, là một vài yếu tố đánh giá của chúng tôi về phương pháp điều trị này để bạn tham khảo:

1. Ưu điểm của phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y:

• An toàn và không(ít) tác dụng phụ của thuốc đến người bệnh

• Thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên phù hợp với cơ thể con người, giúp bồi bổ và tăng sức đề kháng.

• Giải độc cơ thể, tống ra ngoài cặn bã đã lắng đọng trong cơ thể trong thời gian dài.

• Phục hồi công năng của các bộ phận nội tạng của cơ thể.

• Điều chỉnh và điều trị bệnh thông qua việc chữa lành các tổn thương của cơ thể, từ từ phục hồi các vấn đề phát sinh bệnh.

2. Nhược điểm của phương pháp này là gì?

Bên cạnh đó, có các nhược điểm nào?

• Cơ thể bệnh nhân có thể bị ứ độc nếu như dược thảo không tách được độc tố, có thể làm tổn thương thận hơn khi phải đồng thời lọc độc tố từ dược thảo và từ cơ thể.

• Thảo dược cần phải đảm bảo dược tính còn nguyên vẹn, và quá trình chế biến phải đúng cách để giữ nguyên phần dược tính.

• Quá trình bảo quản phải đúng, đảm bảo an toàn và khoa học, tránh hai dược thảo kỵ nhau ở gần.

• Bài thuốc kết hợp chưa đủ mạnh để đẩy lùi bệnh tiểu đường nan y.

Theo những nhận định trên của chúng tôi, điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y tuy có những nhược điểm bên cạnh ưu điểm, nhưng điều ấy hoàn toàn có thể khắc phục được. Đã có nhiều công ty dược trong nước và ngoài nước đã làm được điều này, cho ra đời nhiều bài thuốc thảo dược điều trị tiểu đường công hiệu.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Con người là thể tự nhiên và không tách rời, chúng ta nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc hãy luôn trở về với thiên nhiên bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 185
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol