Chế độ ăn uống kiêng khem của bệnh nhân gout đến bao giờ dừng lại

 

Hỏi: Chào bác sỹ, tôi được bác sỹ điều trị khuyên là không nên ăn một số loại thực phẩm giàu đạm, hải sản,… để điều trị bệnh gout. Liệu tôi phải kiêng khem đến bao giờ? Hay sau liệu trình điều trị khỏi bệnh là tôi có thể ăn “xả láng” như trước? Xin cảm ơn bác sỹ.

Trả lời. Đây là một câu hỏi rất thú vị và vô cùng thực tế, cũng là vấn đề mà bệnh nhân gout sau khi đã điều trị khỏi bệnh cần quan tâm.

Cơ thể chúng ta là một cơ thể ưu việt, tiến hóa bậc cao, nên gần như tất cả các loại thức ăn từ trên rừng hay dưới biển, từ động vật đến thực vật chúng ta đều có thể ăn được và “biết cách” chế biến các món ăn ngon, hấp dẫn.

Nhưng bạn biết không? Mỗi loài được Tạo hóa ban cho một loại thức ăn phù hợp. Loại thực phẩm thích hợp nhất cho con người chúng ta chính là ngũ cốc, thực vật, bởi vì bộ răng của chúng ta không có cơ cấu để dùng xé thịt như các loài động vật ăn thịt.

Nhưng tôi đồng ý với bạn, các món ăn từ động vật đều rất “ngon”. Nhưng chính thực phẩm này, nếu bị lạm dụng quá mức thì cơ thể chúng ta sẽ phản ứng lại như béo phì, thừa chất, bệnh tiêu hóa hay các bệnh nan y như gout, tiểu đường, tim mạch,….

Tôi cũng không thể phủ nhận, trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chúng ta, nhưng ăn thế nào để vừa đủ, để cân đối lượng chất trong cơ thể và khẩu phần ăn phải thật phong phú.

Trong một nhu cầu khẩu phần ăn nên có đầy đủ các dưỡng chất: đạm, béo, tinh bột, rau củ.

Tất nhiên các loại dưỡng chất này có thể lấy từ thực vật hoặc động vật, không nhất thiết thiên về loại thực phẩm nào và người bệnh gout cần lưu ý các loại thành phần này mỗi bữa ăn như:

1/ Protein(đạm) như các loại thịt lợn nạc, trứng, sữa ít béo,… thay vì các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… chiếm khoảng 10% / bữa ăn.

2/ Lipid(chất béo): Lấy từ các loại dầu, bạn nên chọn loại dầu vừng, dầu lạc, dầu olive để thay thế cho dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, chiếm khoảng 15% - 20%/ bữa ăn.

3/ Glucid(đường bột): Đây là thành phần “khá an toàn” cho người bệnh gout, chiếm 70% trong khẩu phần ăn như cơm, mì, bún, khoai,…

4/ Rau quả các loại: Trừ các loại tăng trưởng nhanh như giá đỗ, măng, nấm,… thì các loại rau củ quả khác đều rất tốt, đặc biệt các loại nhiều chất xơ hoặc có màu đỏ, tím.

Người bình thường có thể ăn nhiều hơn mức này một chút nhưng không nên vượt quá nhiều. Bạn nên ăn nhiều vào buổi sáng và buổi trưa, hạn chế ăn, uống vào buổi chiều sau 5 – 6 giờ.

Cơ thể chúng ta cần một lượng chất dinh dưỡng vừa phải cung cấp vào mỗi ngày. Vậy, nếu thừa, nó sẽ đi đâu?

Khi bạn ăn xả láng, các loại chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, bạn có bao giờ nghĩ các chất này sẽ đi đâu khi cơ thể chúng ta đã lấy một lượng đủ?

Vâng, nó sẽ tích lại lượng mỡ thừa, bám quanh nội tạng, trong máu, trong các cơ quan khác mà chúng có thể “ở lại” và dư thừa sẽ khiến cơ thể chúng ta mắc bệnh.

Nên khi ta ăn “xả láng” tức là chúng ta đang làm hại cơ thể mình, kể cả người đã có tiền sử mắc gout hoặc chưa từng mắc gout cũng vậy.

Chính vì thế, trong quá trình điều trị bệnh gout, bệnh nhân đã thiết lập được chế độ ăn uống hợp lý cho mình để điều chỉnh căn bệnh, thì cũng đừng nên quay trở về lối sống thiếu lành mạnh như trước. Vì như thế sẽ tạo cơ hội cho không những bệnh gout mà còn các bệnh khác sẽ xâm nhập cơ thể bạn.

“Thức ăn chính là nguồn nuôi sống cơ thể chúng ta, chứ không phải để chúng ta thỏa mãn cơn ‘thèm thuồng vô độ’ của mình”

Bên cạnh giữ chế độ ăn uống điều độ, hợp lý, cần phải duy trì luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi đúng giờ, điều độ và có tinh thần lạc quan, tích cực.

Tôi gặp vài bệnh nhân, sau khi khỏi bệnh, lại lao vào nhậu nhẹt để “trả thù” những ngày “ kiêng khem”, như vậy là vô cùng hại. Xem thêm thảo dược trị gút tại đây..

Thêm nữa, bạn cũng không quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để xem mức ổn định của bệnh để tránh chủ quan.

Nếu cẩn thận, bạn nên dùng thêm liệu trình duy trì bằng thảo dược trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi đáng kể, các biến chứng cũng như những tổn thưởng ở các tế bào bên trong được khỏi hẳn.

Vì vậy, trong quá trình điều trị và sau này khi đã hết phác đồ điều trị, chúng ta cũng cần phải có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, không chỉ cho chính bản thân mình mà còn phòng bệnh cho các thành viên khác trong gia đình.

Chúng tôi luôn khuyên mọi người chủ động phòng bệnh, chứ để đến khi mắc bệnh thì chữa trị rất khó khăn và tốn kém. Đồng thời cũng nên khám bệnh định kỳ, phát hiện sớm căn bệnh sẽ dễ dàng điều trị khỏi hẳn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 331
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa