Đậu xanh chữa bệnh tiểu đường giúp giải nhiệt giải độc cơ thể

 

Bạn thân mến!

Đậu xanh thường dùng thanh nhiệt, thải độc tố cơ thể, nhất là vào những ngày hè oi ả. Đậu xanh rất dễ ăn, phù hợp cho tất cả mọi người, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh đái tháo đường.

Vậy cách dùng đậu xanh chữa bệnh tiểu đường thích hợp được áp dụng như thế nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài về cách chế biến món ăn hay thức uống ngon lành từ hạt đậu xanh, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tại nhà đạt hiệu quả.

(Ảnh minh họa. Hạt đậu xanh còn nguyên vỏ)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Đậu xanh là nguồn đạm thực vật rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường bổ sung trong khẩu phần hàng ngày.

 

Theo Đông y, hạt đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, chữa lở loét, làm sáng mắt, hạ huyết áp,…

Theo các nghiên cứu khoa học, hạt đậu xanh có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Các thành phần chính có trong hạt đậu xanh như protid, tinh bột, chất béo, chất xơ; các loại vitamin và khoáng chất như B1, B2, B3, B6, vitamin E, C, tiền vitamin K, axit folic, và các khoáng tố như Canxi, magie, kali, Natri, kẽm, sắt,…

Đậu xanh cung cấp lượng chất xơ hòa tan dồi dào bổ sung cho cơ thể. Nhờ vậy, hấp thụ dễ dàng vào cơ thể, giúp lấy đi những chất béo tích lũy từ tế bào và đưa ra ngoài, nhất loại cholesterol xấu.

Chính vì vậy, đưa đậu xanh vào khẩu phần sẽ giúp người bệnh tiểu đường đang bị thừa cân béo phì có thể giảm lượng thèm ăn, giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp. Đồng thời, hỗ trợ điều hòa huyết áp, đường huyết sau ăn cho bệnh nhân.

Trong đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa – flavonoids, chống lại các gốc tự do, chống lão hóa tế bào. Nhờ vậy, hỗ trợ phục hồi tuyến tụy bị tổn thương do bệnh tiểu đường, và toàn diện các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể.

Chất béo không no chứa trong đậu xanh rất tốt cho cơ thể, giúp tăng độ nhạy của insulin, cải thiện quá trình trao đổi chất bên trong.

Điều này, giúp ngăn chặn tốt các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường ở giai đoạn mạn tính như tăng huyết áp, mỡ máu, tim mạch, biến chứng võng mạc, mạch máu,... bảo vệ gan, giải độc cho cơ thể.

** Lưu ý khi sử dụng đậu xanh chữa bệnh tiểu đường:

• Tránh ăn đậu xanh khi uống thuốc, vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc;

• Không nên ăn quá nhiều đậu xanh, có thể ảnh hưởng đến đường ruột. Phụ nữ có thể bị các bệnh phụ khoa nếu ăn nhiều đậu xanh;

• Khi đói không nên ăn đậu xanh, vì có thể làm hại đến dạ dày;

• Người có cơ thể tính hàn, không nên ăn đỗ xanh vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Bạn chế biến món ăn từ đậu xanh chữa bệnh tiểu đường tại nhà như thế nào?.

 

Cách dùng đậu xanh chữa bệnh tiểu đường thông qua các món ăn ngon-bổ cho bệnh nhân

(Súp từ đậu xanh giúp bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường)

Bạn tham khảo các món ăn từ đậu xanh, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường dùng tại nhà.

Món 1: Súp bí đỏ với đậu xanh

Cách chế biến: Bí đỏ rửa sạch, gọt bỏ vỏ, ruột và hạt, thái miếng; đậu xanh đãi sạch. Cho hai nguyên liệu vào nồi hầm cho thật nhừ. Sau đó, nêm gia vị và chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Món 2: Sữa đậu xanh

Chuẩn bị: đậu xanh 200g đãi sạch sẽ, cho thêm nước, nấu chín nhừ. Sau đó, lọc qua vải xô lấy nước, dùng uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Thích hợp dùng vào các bữa phụ trong ngày cho bệnh nhân tiểu đường.

Món 3: Món cháo đậu xanh

Gạo và đậu cho vào ninh nhừ, dùng tốt vào buổi sáng cho bệnh nhân tiểu đường, duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài chế độ ăn bổ sung hạt đậu xanh phù hợp, bệnh nhân tiểu đường chớ bỏ qua rau xanh và các thực phẩm khác.

 

(Ảnh minh họa. internet)

Chế độ dinh dưỡng cân đối chính là khẩu phần thông minh cho bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày. Gồm đủ các chất dinh dưỡng như đạm, béo, đường tinh bột, vitamin & khoáng chất.

Trong khẩu phần ăn lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, cần đảm bảo 55-60% lượng đường tinh bột + chất đạm chiếm 15% - 20% + chất béo khoảng <25% + vitamin và khoáng chất cung cấp từ rau củ quả.

Các loại đậu xanh, đỏ, đen, đậu nanh,… đều có lượng đạm rất cao, giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt trong đậu tương (đậu nành) có lượng đạm rất lớn - chiếm 34%, giúp phòng chống bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân có thể thay thế đạm động vật bằng các loại đạm có từ loại đậu, và dùng đậu xanh chữa bệnh tiểu đường được kết hợp thường xuyên trong chế độ ăn hàng ngày là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Các loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ, lượng carbohydrate thấp, chỉ số GI thấp,… sẽ giúp người bệnh an tâm sử dụng, không lo sợ đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn. Tuy nhiên, chớ chủ quan, bệnh nhân vẫn cần phải ăn uống lượng vừa phải, theo thể trạng của mình.

Kết luận, cách dùng đậu xanh chữa bệnh tiểu đường, được kết hợp trong bữa ăn hàng ngày, giúp cung cấp lượng đạm thực vật dồi dào và lành mạnh cho bệnh nhân, hỗ trợ điều trị ổn định đường huyết, huyết áp và ngăn chặn các biến chứng mạn tính do tiểu đường.

Bạn biết đấy, tuy các phương pháp chữa tiểu đường bằng thiên thiên rất an toàn, nhưng phải mất một thời gian lâu mới có thể hạ được đường huyết, Nên bạn tham khảo thêm một số thảo dược quý mà chúng tôi đã lựa chọn trong hàng trăm loại thảo dược khác nhau, đã đem lại hiệu quả điều trị cho hơn 5000 bệnh nhân trong suốt hơn 6 năm qua.

⇒ Đó là Thuốc tiểu đường Pocadia hiệu quả An toàn

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta cần ưu tiên sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật để duy trì một sức khỏe lành mạnh.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 215
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol