Dấu hiệu và cách chữa bệnh tiểu đường - PHÁT HIỆN & CHẶN từ đầu


Bạn thân mến!

Nếu được phát hiện sơm về triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường đó là tình trạng kháng insulin trong cơ thể, làm cho đường huyết không ổn định và tăng lên vượt so với bình thường.

Và khi phát hiện sớm các dấu hiệu căn bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên chọn cách điều trị phù hợp ngay trong giai đoạn này - tiền đái tháo đường.

Để đến khi các các biến chứng đã chuyển qua mạn tính – giai đoạn thực sự mắc bệnh, thì rất khó điều trị.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về dấu hiệu và cách chữa bệnh tiểu đường để chọn cách ngăn chặn ngay từ đầu nhé!

(Ảnh minh họa. Internet)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Các dấu hiệu và cách chữa bệnh tiểu đường trong giai đoạn tiền đái tháo đường

Ở giai đoạn tiền đái tháo đường dấu hiệu nhận biết về căn bệnh vẫn rất mờ nhạt, không rõ ràng, không biểu hiện gì trong đời sống bình thường, nên bệnh nhân rất khó nhận ra.

Trừ phi, trong một đợt khám sức khỏe định kỳ, được đo nồng độ đường trong máu – cho kết quả đường huyết tăng cao hơn bình thường - là dấu hiệu đầu tiên để xác định bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thực sự.

Trong giai đoạn tiền đái tháo đường, người bệnh cần nghiêm túc áp dụng một số biện pháp điều trị chủ động. Chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống và các thói quen sinh hoạt cũ, nhằm để cân bằng lại cơ chế bên trong cơ thể đồng thời ngăn chặn việc bùng phát bệnh tiểu đường thực sự.

Lời khuyên của chúng tôi, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số bài thuốc thảo dược an toàn, có hiệu quả để cải thiện từ vấn đề bên trong gây ra tình trạng kháng insulin, làm đường huyết không ổn định ở giai đoạn này.

Tìm hiểu về dấu hiệu và cách chữa bệnh tiểu đường trong giai đoạn tiểu đường mạn tính

 

(Ảnh minh hoa. Internet)

Khi vào giai đoạn mắc bệnh tiểu đường thực sự, bệnh nhân phải đối diện với nhiều triệu chứng bệnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe.

Điểm qua một số triệu chứng tiểu đường mạn tính như sau:

• Khát nước nhiều nên uống nước nhiều;

• Đói nhiều, mặc dù mới ăn trước đó;

• Ăn nhiều vì luôn cảm thấy đói, nên dễ dẫn đến tình trạng béo phì;

• Tiểu nhiều, nhất là thời điểm ban đêm, gây mất ngủ triền miên cho bệnh nhân;

• Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân;

• Dễ bị dị ứng và các bệnh lý về da;

• Vết thương dễ nhiễm trùng và lâu lành nhất là ở vùng bàn chân, do lượng máu được đưa đến không đủ;

• Nhiễm nấm nhất là ở vùng kín;

• Luôn có cảm giác mệt mỏi khó chịu;

• Giảm thị lực;

• Ngứa ran hoặc tê rần các đầu ngón tay, chân.

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên đây, (không phải ai cũng có đầy đủ các triệu chứng này) bạn cần đến ngay bệnh viện để đo lượng đường huyết lúc đói, cũng như kiểm tra các biến chứng, để kịp thời có biện pháp điều trị sớm.

Bệnh nhân tiểu đường lâu năm cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu và cách chữa bệnh tiểu đường theo tình trạng bệnh và cơ địa của mình

(Ảnh minh họa. Internet)

Bệnh tiểu đường khi chuyển giai đoạn nặng – mạn tính, người bệnh đã mắc bệnh khoảng trên 20 năm, thường phải đối diện với nhiều biến chứng tiểu đường nặng và đem lại những đau đớn. Chúng tôi điểm ra đây cho bạn một số biến chứng nguy hiểm:

• Biến chứng suy tim:

Do tình trạng đường huyết không ổn định và không được kiểm soát trong thời gian dài, do đó hình thành nên các cục xơ vữa động mạch vành, gây tắc nghẽn mạch máu. Điều này làm cản trở việc vận chuyển máu từ tim đi nuôi cơ thể và các tế bào khác trở về nuôi tim.

Biến chứng này là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của 80% bệnh nhân tiểu đường khi đã qua giai đoạn cuối.

• Biến chứng suy thận:

(Ảnh minh hoa. Internet)

Thận phải hoạt động liên tục với cường độ cao khi phải nỗ lực đào thải glucose và các chất cặn bã ra ngoài qua đường tiểu tiện. Cho nên, nếu không kiểm soát được lượng đường đưa vào và phục hồi tụy – duy trì sản sinh insulin cần thiết giúp chuyển hóa lượng glucose, thì thận suy chỉ là thời gian – không thể tránh khỏi.

• Mù lòa, giảm thị lực:

Do lượng đường huyết tăng cao, làm ảnh hưởng đến thành mạch máu võng mạc, lâu dần làm giảm thị lực, mù lòa.

• Biến chứng về thần kinh

Khi bệnh tiểu đường ở thể nặng, các tổn thương về dây thần kinh nặng hơn, sẽ khiến các giác quan trong cơ thể yếu đi. Biến chứng liên quan là căn bệnh mất trí nhớ - Alzheimer.

• Biến chứng nhiễm trùng làm vết thương lâu lành

(Ảnh minh họa. Internet)

Do chỉ số đường huyết trồi sụt không ổn định trong thời gian dài, dẫn đến viêm đa dây thần kinh ngoại vi, khiến cho các cảm giác đau nhức, kim châm, … không cảm nhận được ở bệnh nhân tiểu đường, nên khi dẫm vào gai hay mảnh sành rất khó phát hiện và kịp thời điều trị, dễ gây nhiễm trùng, lở loét.

Ở thể nặng, bệnh nhân phải cắt cụt chi do hoại tử và tử vong do nhiễm trùng.

• Biến chứng huyết áp cao

Đa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cao tuổi thường gặp tình trạng huyết áp cao, chiếm 50% số bệnh nhân mắc tiểu đường. Các triệu chứng điển hình như nhức đầu, mờ mắt, khó thở.

Cách điều trị trong giai đoạn cuối, nhằm mục tiêu giảm tối đa sự đau đớn cho bệnh nhân do các biến chứng. Thời điểm này, cần phải phối hợp chặt chẽ của người thân, bác sỹ và bệnh nhân để căn bệnh được khoanh vùng, cần phải luôn duy trì một tinh thần lạc quan.

Kết luận, các dấu hiệu và cách chữa bệnh tiểu đường trong từng giai đoạn cụ thể, đã được chúng tôi nêu rõ trên đây, bạn chú ý để theo dõi được tiến triển căn bệnh của mình cũng như phòng tránh căn bệnh nan y này.

Bạn tham khảo thêm dòng thuốc thảo dược từ Mỹ, có tác dụng ổn định đường huyết nhanh chóng và ngăn chặn các biến chứng mạn tính nguy hiểm.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Bệnh đều có dấu hiệu để báo động cho ta thay đổi, nhưng nếu bạn làm ngơ, thì bệnh sẽ mạnh lên và bùng phát.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 385
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol