DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐANG MẮC PHẢI 1 TRONG 3 LOẠI TIỂU ĐƯỜNG SAU ĐÂY

 

Bạn thân mến!

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại: Tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, và tuýp 3. Các triệu chứng và nguyên nhân của 3 loại tiểu đường này khác nhau, nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ về từng loại và xác định được mình mắc bệnh tiểu đường.

Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn phát hiện và phân biệt được, mình đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp nào, từ đó để biết lượng đường huyết ở mức nào thì tốt cho riêng từng người bệnh và điều trị hiệu quả nhất.

Độ tuổi thường mắc bệnh tương ứng với 3 loại tiểu đường trên là gì?

  • Tiểu đường tuýp 1, thường gặp ở trẻ em và thiếu niên
  • Tiểu đường tuýp 2, thường mắc ở người lớn và người cao tuổi
  • Tiểu đường tuýp 3, hay còn gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ, thường chỉ gặp ở phụ nữ mang thai.

Bạn có thể tự chẩn đoán cho mình hay người thân mắc bệnh tiểu đường tuýp nào theo những phần dưới đây.

PHẦN 1: CHẨN ĐOÁN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1 CHO TRẺ

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể chẩn đoán dựa trên độ tuổi, các triệu chứng và xét nghiệm máu. Thông qua các yếu tố dưới đây, bạn có thể dự đoán phần nào về bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ:

  1. Hạ đường huyết đột ngột: Do trẻ nhịn đói quá lâu, có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng ngất, run rẩy, lú lẫn,… có thể dẫn đến hôn mê nếu như không được cung cấp đủ glucose kịp thời.
  2. Do di truyền: Trong gia đình có cha hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ bị mắc tiểu đường, hoặc mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  3. Trẻ nhà bạn đang còn nhỏ hoặc đang trong độ tuổi thiếu niên, có tình trạng thừa cân, béo phì, ít vận động,…
  4. Trẻ thường có các triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 1 như:
  • Rất khát nước
  • Tiểu nhiều
  • Cảm thấy rất mệt mỏi, lờ đờ
  • Vết thương, vết loét lâu lành
  • Da ngứa và khô
  • Mắt mờ
  • Giảm cân đột ngột không có chủ đích hoặc không rõ nguyên nhân
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Chân bị chuột rút
  • Tính khí thay đổi thất thường
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn

Trẻ em tuổi còn nhỏ, chưa hiểu nhiều về bệnh tiểu đường cũng như các triệu chứng liên quan, bậc phụ huynh cần phải luôn quan tâm đến sức khỏe và những bất thường của trẻ hàng ngày. Đồng thời, điều chỉnh lối sống lành mạnh, ăn uống nhiều rau xanh, trái cây và tập thể dục đều đặn.

Xem thêm tại đây >>> Quyết trị bệnh đái tháo đường

PHẦN 2: DỰ ĐOÁN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 CHO BẠN VÀ NGƯỜI THÂN

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 95% số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hiện nay, loại tiểu đường này, thường xuất hiện ở độ tuổi người trưởng thành và người cao tuổi. Phần đa nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 chính là do lối sống thiếu khoa học, ren di truyền.

Các dấu hiệu giúp bạn chẩn đoán bệnh tiểu đường cho chính mình và người thân?

  1. Đang bị tình trạng thừa cân béo phì?
  2. Ít hoặc không vận động tập thể dục, thể thao mỗi ngày?
  3. Bị huyết áp cao?
  4. Đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh em bé nặng trên 4kg
  5. Chế độ ăn nhiều chất béo, calo, đường,…
  6. Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá
  7. Đang trong độ tuổi từ 30 – 65 tuổi (Lưu ý, hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang dần trẻ hóa, bạn cần luôn chú ý quan tâm, chăm sóc và tầm soát căn bệnh này cho chính mình và người thân)
  8. Bạn hay người thân của bạn đang có các dấu hiệu bất thường sau:
  • Khát nước thường xuyên
  • Đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm
  • Liên tục cảm thấy đói, mặc dù mới ăn xong
  • Giảm cân đột ngột không có kế hoạch hay nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Vết thương lâu lành
  • Da sậm màu
  1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 mắc phải sau một đợt đột quỵ hoặc liên quan đến một căn bệnh khác.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người cao tuổi?

Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, do tuổi cao, sức đề kháng trong cơ thể giảm, đồng thời, dễ mắc phải những căn bệnh như huyết áp, tim mạch, mạch máu, thần kinh,… Đồng thời, các chức năng chuyển hóa glusoce trong cơ thể suy yếu hơn, nên người cao tuổi cần phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, thường xuyên đo lượng đường huyết nhằm tầm soát bệnh tiểu đường sớm, để có cách điều trị hiệu quả ngay từ đầu.

Chỉ số HbA1c nói lên điều gì? Chỉ số này có liên quan gì đến lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường?

HbA1c là chỉ số thể hiện tỷ lệ gắn kết của đường trên Hemoglobin (Hb) hồng cầu, một trong những chỉ số cấu tạo nên hồng cầu, giúp hỗ trợ vận chuyển oxy trong máu.

Đây là chỉ số rất đáng tin cậy và chính xác, để bác sỹ đánh giá được quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong khoảng 2-3 tháng vừa qua, nhằm kịp thời điều chỉnh hoặc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Chỉ số HbA1c khằng định trong suốt đời sống của hồng cầu (khoảng 120 ngày), trong khi lượng máu liên tục được đưa vào hàng ngày, thông quá chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân.

Giá trị bình thường của HbA1c là 4 – 6% trong toàn bộ Hemoglobin của cơ thể.  Nhưng khi chỉ số này tăng 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bệnh nhân tăng lên 30mg/dl (~ 1.7 mmol/L).

Khi chỉ số HbA1c tăng thêm 1%, bệnh nhân sẽ tăng 38% nguy cơ bị biến chứng trên mạch máu lớn (động mạch vành, mạch máu não), 40% nguy cơ biến chứng trên mạch máu ngoại vi (bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh,…) và tăng 38% nguy cơ tử vong do tiểu đường.

Chỉ số HbA1c cho biết được trong khoảng 2 -3 tháng vừa qua, bạn có kiểm soát đường huyết tốt hay không?

  • Khi HbA1c > 10% cho thấy đường huyết của bạn trong thời gian qua kiểm soát kém.
  • Khi HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết của bạn kiểm soát tốt.

Nếu chỉ số HbA1c không được kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như mắt, thận, thần kinh,… do bệnh tiểu đường. Chỉ số HbA1c tối ưu nên được kiểm soát <6.5%, hoặc chỉ số đường huyết khi đói cũng được chấp nhận ở mức 150mg%. Tuyệt đối tránh trường hợp hạ đường huyết hay đường huyết thấp <60mg%.

Lời khuyên, bệnh nhân tiểu đường nên đo chỉ số HbA1c này tối thiểu 2 lần/ năm; tốt nhất là định kỳ 3 tháng/ 1 lần để kiểm soát tốt nhất lượng đường huyết của cơ thể.

Theo một số nghiên cứu gần đây, bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần duy trì một lối sống phù hợp, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ kiểm soát tốt chỉ số HbA1c trong máu.

Bạn nên thể tham khảo bảng chuyển đường huyết sau đây.

 Bệnh tiểu đường tuýp 2 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng toàn diện trên cơ thể bệnh nhân, bạn và gia đình cần phải điều chỉnh ngay lối sống, chế độ ăn uống cho khoa học, điều độ, để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

PHẦN 3: BẠN CẦN PHẢI LƯU Ý ĐẾN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 3 HAY TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai, và thường sẽ khỏi sau khi sinh em bé, các điều sau đây sẽ giúp bạn tầm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ:

  1. Bạn có đang mang thai ở độ tuổi trên 30 không?
  2. Gia đình bạn có ai bị mắc bệnh tiểu đường không?
  3. Lần mang thai trước, bạn có bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không? Em bé sinh ra trên 4 kg?
  4. Bạn có bị thừa cân trước và trong, sau khi mang thai không?
  5. Bạn là người gốc nào trong các dân tộc như thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam
  6. Bạn đang ở tuần thứ 20 của thai kỳ, cần phải tầm soát bệnh tiểu đường trong giai đoạn này.
  7. Nhu cầu đường cho năng lượng của cơ thể người mẹ gia tăng trong giai đoạn mang thai
  8. Các triệu chứng có thể giúp bạn nhận biết và nghi ngờ bệnh tiểu đường thai kỳ:
  • Thường xuyên khát nước, nên phải thức dậy giữa đêm để uống nước
  • Đi tiểu ra nhiều nước và nhu cầu đi tiểu nhiều hơn các phụ nữ khác trong giai đoạn mang thai.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm, không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng thuốc hoặc kem chống khuẩn thông thường
  • Các vết trầy xước, vết lở loét lâu lành
  • Sụt cân nhanh, mệt mỏi, kiệt sức

Tuy bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ hết sau sinh, nhưng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến cho mẹ và bé sau này, như:

  • Mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau 5 – 10 năm sau sinh, tỷ lệ khoảng 10 – 15% số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Trẻ dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Vậy nên, cả mẹ và bé sau giai đoạn mang thai, khi trẻ lớn lên, đều phải duy trì một lối sống khoa học, để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bạn đang trong độ tuổi nào? Bạn có đang mang thai hay không? Hoặc người thân của bạn đang có các dấu hiệu tương tự như trên theo từng loại bệnh tiểu đường? Nếu có các triệu chứng nêu trên và bạn có nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất, nên đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa gần nhất để chẩn đoán, đo lượng đường huyết trong máu và kịp thời có phương án điều trị phù hợp.

Mỗi người trong chúng ta, ở lứa tuổi nào, tình trạng nào, đều có thể mắc một trong ba loại tiểu đường nêu trên. Vậy nên, điều quan trọng, chính là luôn giữ một thân thể khỏe mạnh, một tinh thần lạc quan và luôn quan tâm đến sức khỏe, tầm soát bệnh định kỳ cho chính mình và người thân.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 365
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol