Có nên điều trị gout bằng thuốc tây không? Tại sao nhiều người sợ


Bạn thân mến!

Thuốc Tây là liều thuốc cực mạnh giúp người bệnh vượt qua được bạo bệnh và những đau đớn tưởng chừng không thể chịu đựng nổi. Nhưng chính thuốc tây cũng là con dao hai lưỡi, vừa giúp lại vừa ‘hại’ vì những tác dụng phụ gây ra, ảnh hưởng trên toàn diện cơ thể bệnh nhân.

Có nên điều trị gout bằng thuốc tây không? Nhiều bệnh nhân đã băn khoăn lo lắng điều này, đắn đo, cân nhắc mà chưa thể có được câu trả lời phù hợp. Theo thuốc tây là theo cả đời, bệnh chỉ được cầm chừng chứ không thể được chữa khỏi, thời gian lâu dài khi bệnh trở nặng, tác dụng phụ của thuốc sẽ khiến bệnh chồng chất bệnh – khó điều trị hơn.

Vậy phương án nào để giải quyết được vấn đề này? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

(Ảnh minh họa. Biến chứng của bệnh gout ảnh hưởng trên toàn diện cơ thể bệnh nhân) 

Mời bạn theo dõi tiếp nội dung sau đây!

Triệu chứng bệnh như thế nào thì thuốc tây sẽ cắt cơn và làm thay chức năng của các cơ quan bị suy yếu trong cơ thể

Bạn biết đấy, khi chúng ta khỏe mạnh, mọi thứ đều có thể tự làm được. Đến khi bệnh đau, có ai đó làm thay việc cho ta, và đến khi khỏi bệnh, tâm lý chúng ta thường không muốn làm nữa.

Cũng như vậy với các cơ quan trong cơ thể con người, nếu nó bị suy yếu thì phải tìm cách phục hồi, tăng cường hoạt động – để sớm khỏe mạnh. Còn cứ ỷ lại vào thuốc, rằng ‘thuốc làm thay’, thì lâu dài, cơ thể bị suy kiệt, ‘lười biếng’, ngưng trệ không muốn hoạt động nữa, cơ chế tự chữa lành bị vô hiệu hóa,… vấn đề gây bệnh sẽ vô phương cứu chữa.


Thuốc tây được bào chế ra để làm thay chức năng trong cơ thể. Đối với bệnh gout, chức năng bài tiết của các cơ quan như thận, gan, hệ tiết niệu bị suy yếu do làm việc quá tải, hoặc không hiệu quả. Thuốc đảm nhiệm chức năng tăng cường lượng nước tiểu thay thế giúp đào thải axit uric ra ngoài, mà vô tình, chức năng tự nhiên của cơ thể bị thừa thải, dẫn đến “nghỉ ngơi”.

Mà điều quan trọng nhất, đó là vấn đề căn bệnh phải được giải quyết gãy gọn, thì bệnh mới khỏi.

Thế thì, bạn có nên điều trị gout bằng thuốc tây không? Và điều trị theo hướng nào?

Bệnh gout mắc phải cũng do nguyên nhân từ việc dùng thuốc tây lâu năm để điều trị các căn bệnh khác.

(Ảnh minh họa. Béo phí làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout)

Sử dụng nhiều thuốc tây – hóa dược, sẽ làm gia tăng sự lắng đọng độc tố, axit uric trong máu và tích tụ các tinh thể urat tại các khớp xương.

Người bệnh sử dụng thuốc tây điều trị bệnh, thì tác dụng phụ có thể dẫn đến mắc bệnh gout. Tuy nhiên, cũng do nhiều yếu tố quan trọng khác tổng hòa, thúc đẩy nguy cơ dẫn đến mắc bệnh như bộ lọc (gan, thận, hệ tiết niệu) bị suy yếu, béo phì, uống rượu bia nhiều, lười vận động,…

Vậy bạn có nên điều trị gout bằng thuốc tây không?

Nhờ hiểu rõ những tác dụng phụ không mong muốn và không thể tránh được khi sử dụng thuốc tây điều trị bệnh, nhiều bác sỹ chuyên khoa đã tìm các phương án thích hợp để giảm tối đa những tác dụng phụ từ thuốc tây đến cơ thể người bệnh.

Bằng cách kết hợp điều trị bằng phương pháp đông y với tây y; hoặc kết hợp thuốc thảo dược với phác đồ điều trị tây y. Đinh hướng, dần dần thay thế thuốc tây và chuyển sang dùng thuốc đông y hoặc thảo dược, vừa an toàn không tác dụng, vừa hỗ trợ điều chỉnh tận gốc vấn đề gây bệnh. Tránh cho bệnh nhân không phải đối phó với các căn bệnh liên đới, mà chỉ chuyên tâm điều trị bệnh chính, giảm chi phí giải quyết hậu quả do tác dụng phụ của thuốc đưa lại.

Các phương án này đã đem lại nhiều hy vọng cho người bệnh, giúp bệnh nhân an tâm điều trị và giảm được các đau đớn.

Thuốc tây cứu được lúc nguy nan!

(Ảnh minh họa. Luyện tập thể thao hàng ngày giúp đào thải axit uric ra ngoài chủ động tự nhiên)

Chúng ta không phủ nhận lúc nguy cấp, cấp cứu, đau nhức, biến chứng,… nguy kịch đến tính mạng, thì liều thuốc tây tác dụng nhanh sẽ giúp cứu sống được người bệnh. Chỉ có duy nhất trong trường hợp khẩn cấp như vậy, thì mới nên sử dụng thuốc tây.
Chúng ta không thể đổ hết cho thuốc tây khi có cơn gút cấp xảy đến, hay đối phó với các biến chứng mạn tính, mà cần phải luôn chủ động điều trị căn bệnh của mình hàng ngày.

Điều chỉnh từ chế độ ăn, thức uống, chế độ vận động thể dục thể thao và giải pháp tinh thần trong cuộc sống.

Bệnh sẽ hoàn bệnh, khi người bệnh chẳng chịu bỏ các thói quen ăn, uống thiếu khoa học trước đây, như các loại thực phẩm chứa đạm như thịt bò, thịt chó, hải sản, nội tạng động vật,… các thực phẩm giàu purine là nhân tố gia tăng tốc độ nghiêm trọng của căn bệnh, nếu như không được hạn chế;

Uống nhiều rượu bia, thuốc lá, là nguyên nhân của cơn gút cấp và các biến chứng có cơ hội bùng phát sớm hơn;

Lười vận động thể thao, chặn cơ hội thuận lợi của cơ thể đào thải axit uric tự nhiên ra ngoài; giảm cân và tăng sự dẻo dai cho hệ cơ xương;

Tinh thần lo lắng hoặc buông lỏng cũng làm cho bệnh nặng hơn.

Chúng ta có nên điều trị bệnh gout bằng thuốc tây không, khi các thói quen cũ không được điều chỉnh, thì mọi phác đồ điều trị đều ‘sôi hỏng bỏng không’.

Tóm lại, câu hỏi “Có nên điều trị bệnh gout bằng thuốc tây không?” cần được mỗi người bệnh tự trả lời, căn cứ vào tình trạng bệnh và sự kiên trì của mình trong quá trình điều trị.

Bạn tham khảo thêm bài thuốc thảo dược chữa bệnh gout đã được giới chuyên gia hàng đầu tại Mỹ đánh giá cao và khuyên dùng.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Muốn bệnh được chữa khỏi, cần phải tìm đúng vấn đề bệnh và điều trị ngay đó.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 418
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa