Chữa trị tiểu đường thai kỳ thận trọng biến chứng tiền sản giật

 

Bạn thân mến!

Một thai phụ bình thường, luôn phải chú ý đến những điều bất thường xảy ra trong từng giai đoạn của thai kỳ. Thì đối với các bà mẹ mang thai mắc bệnh tiểu đường, ngoài những biến đổi thông thường, cộng thêm các biến chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của mình và thai nhi.

Chữa trị tiểu đường thai kỳ cần nhất là luôn duy trì chỉ số đường huyết ổn định và tầm soát các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sẩy thai, thai chết lưu,…

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nào để người mẹ sống chung với bệnh tiểu đường thai kỳ cho đến khi sinh xong nhé!

Kết quả chữa trị tiểu đường thai kỳ phụ thuộc phần lớn nơi người mẹ 

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Bệnh tiểu đường khi mang thai là do lượng đường huyết tăng cao, gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể của người mẹ. Tuy thế, bệnh sẽ tự hết sau khi sinh xong, nhưng trong suốt quá trình mang thai đem lại rất nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi.

Các triệu chứng cấp tính biểu hiện khi người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ là gì?

• Luôn khát nước đến khô họng, luôn phải thức dậy giữa đêm để uống nước thật nhiều.

• Buồn tiểu liên tục, có nhu cầu nhiều hơn những phụ nữ mang thai bình thường.

• Mệt mỏi và kiệt sức, giảm năng lượng làm việc.

• Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các sản phẩm điều trị nấm/ kháng khuẩn thông thường.

• Các vết thương, vết trầy xước lâu lành

• Sụt cân nặng

Các triệu chứng này, nếu không được kiểm soát kịp thời và chọn chữa trị tiểu đường thai kỳ không đúng cách sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Khác với tiểu đường type 1 &2, tiểu đường thai kỳ (type 3) chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai, nhưng biến chứng cũng nguy hiểm không kém các loại tiểu đường kia là mấy

Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ như:

• Do tuổi cao khi mang thai

• Do tiền sử gia đình

• Là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2

• Do bị thừa cân béo phì

• Lần mang thai trước đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

• Do lối sống

• Những thay đổi trong quá trình mang thai

• Do chủng tộc, vị trí địa lý

Dù đó là lý do gì đi nữa, để chữa trị tiểu đường thai kỳ người bệnh phải được chỉ định hướng điều trị từ bác sỹ chuyên khoa, cần luôn theo dõi trong suốt quá trình mang thai cho đến khi sinh xong.

Vậy mục tiêu trong chữa trị tiểu đường thai kỳ là gì? Hướng điều trị cần ap dụng phải như thế nào?

Mục tiêu quan trọng nhất là duy trì được chỉ số đường huyết lý tưởng và đẩy lùi nguy cơ các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh phát triển.

Để hiểu rõ hơn, bạn đã biết các biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi khi đường huyết không ổn định chưa?

• Tăng nguy cơ tiền sản giật

• Sẩy thai hoặc thai bị chết lưu

• Em bé phát triển to (trên 4 kg)

• Mẹ dễ bị băng huyết sau sinh.

• Các biến chứng trên các cơ quan như tim mạch, mạch máu, võng mạc, thận, nhiễm trùng,…

• Bệnh ĐTĐ ketoacidosis;

• Bệnh đa ối

• Dị tật bẩm sinh

• Trẻ có các vấn đề sức khỏe khi sinh ra như đường hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu,…

Mục tiêu quan trọng nhất đó là duy trì đường huyết 

Vậy nên, hướng chữa trị tiểu đường thai kỳ như thế nào? Có loại thuốc nào hỗ trợ điều trị không?

Chúng ta khó có thể lường trước được những thay đổi trong quá trình mang thai, nếu như người mẹ tự ý sử dụng thuốc hay ngưng tiêm insulin mà chưa được sự đồng ý của bác sỹ chuyên khoa, sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay cách điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ dựa trên cách thay đổi thói quen sinh hoạt – một đời sống tích cực và tiêm insulin. Chưa có loại thuốc uống nào đem lại hiệu quả chữa trị tiểu đường thai kỳ, kể cả cách sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược.

Bà bầu phải điều chỉnh thói quen hàng ngày như thế nào? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ cần điều chỉnh các bữa ăn hàng ngày như sau:

• Ăn ba bữa trong ngày và một bữa phụ.

• Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và ít ngọt, ít chất béo

• Chú ý cung cấp đầy đủ canxi và chất sắt.

• Kiểm soát lượng đường và các sản phẩm ngọt

• Ăn đa dạng các thực phẩm và không được bỏ bữa ăn trong ngày

• Uống đủ nước khoảng từ 6-8 cốc/ ngày.

Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ luyện tập vận động đều đặn để ổn định đường huyết và cân nặng. Luôn giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.

Khi nào nên cùng kết hợp điều trị bằng tiêm insulin? Insulin được đánh giá an toàn cho quá trình mang thai, bởi nội tiết tố này không truyền qua nhau truyền từ mẹ sang con. Chỉ tiêm insulin khi lượng đường huyết không duy trì ổn định bằng chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Vậy nên, chữa trị tiểu đường thai kỳ là một quy trình điều trị và theo dõi bệnh phức tạp, phụ thuộc phần lớn vào sự nỗ lực và những thay đổi cần thiết nơi người mẹ, sống chung “thuận hòa” với tiểu đường thai kỳ cho đến khi sinh em bé.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Bệnh tật khiến chúng ta không thể sống trọn vẹn với hạnh phúc, theo đuổi các đam mê của bản thân. Vậy nên hãy luôn chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 443
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol