Điều trị bệnh gout, và áp dụng đúng cách bạn sẽ nói lời tạm biệt gút

 

Bạn thân mến!

Một đợt gout cấp có thể khiến bạn không đi lại được trong vài ngày. Nhưng nếu áp dụng đúng cách, bạn có thể kiểm soát tốt hơn những ảnh hưởng của tình trạng đau kéo dài và sống một cuộc sống khỏe mạnh. Điều quan trọng là phải duy trì những thói quen tốt và có những lựa chọn thông minh trong cuộc sống. Dưới đây là những thay đổi trong chế độ ăn và lối sống giúp bạn có thể “chung sống hòa bình” với gout.

(Anh minh họa người bệnh gout)

1. Kiểm soát bệnh gout bằng thực phẩm

Với bệnh nhân mắc bệnh gout, việc kiểm soát thực phẩm ăn vào là việc làm cần thiết và cực quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm mà nười mắc bệnh gout tuyệt đối không được động đũa nếu không muốn bị những cơn đau hành hạ.

- Hải sản: Đây là món ăn đứng đầu trong danh sách các món ăn mà người bị bệnh gout cần phải từ bỏ. Nguyên nhân là do hải sản chứa hàm lượng purine rất cao, khi vào cơ thể sẽ tích trữ và chuyển thành axit uric. Axit uric không được đào thải ra ngoài sẽ đọng lại các khớp xương gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Chính vì vậy, người bị bệnh gout tuyệt đối không nên ăn các loại hải sản như các cơm, cá trích, các hồi, sò, điệp...

- Thịt: Cũng như hải sản, thịt, đặc biệt thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt bê...là những thực phẩm người mắc bệnh gout cần phải tránh xa. Các loại thịt trắng sẽ an toàn hơn vì chúng chứa ít purin hơn các loại thịt đỏ. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi lựa chọn thực phẩm nào cho bữa ăn hôm nay bạn nhé.

- Các thực phẩm khác: Những loại thực phẩm và đồ uống khác như nội tạng động vật, đồ uống có ga....cũng là những thực phẩm người mắc bệnh gout nên cân nhắc trước khi ăn.

2. Kiểm soát cân nặng 

Nếu bạn đang béo phì và bị bệnh gout thì việc giảm cân và kiểm soát cân nặng là việc làm cần thiết. Bởi khi cân nặng quá cỡ bạn sẽ gây áp lực cho các khớp cương, khiến chúng phải chống đỡ nhiều hơn khiến bệnh của bạn sẽ ngày càng trầm trọng.

Để giảm cân, bạn cần cố gắng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thường xuyên. Các phải tập như bơi, aerobic dưới nước, đi bộ nhẹ nhàng là những bải tập phù hợp cho bạn.

Tuy vậy, một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt quá cũng không được khuyến nghị vì chúng phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể và có thể làm tăng hàm lượng axit uric, cuối cùng là gây hại nhiều hơn lợi.

3. Duy trì độ ẩm

Duy trì độ ẩm cơ thể thích hợp là biện pháp phòng ngừa tốt chống lại các đợt gút. Nên uống đủ nước mỗi ngày vì nước sẽ có ích cho việc lưu thông máu và nước tiểu từ đó giúp loại bỏ axit uric dư thừa trong cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên uống từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày.

4. Giảm sử dụng rượu

Rượu bia là thực phẩm người bị bệnh gout nên tránh xa bởi vì nó sẽ làm tăng hàm lượng axit uric và ngăn không cho cơ thể đào thải axit này. Dư thừa cồn dưới bất cứ hình thức nào cũng đều không tốt cho sức khỏe nhất là đối với bệnh nhân gout.

5. Kiểm soát hàm lượng axit uric

Kiểm tra và theo dõi thường xuyên để kiểm soát hàm lượng axit uric của bạn chặt chẽ. Hàm lượng lý tưởng nên là dưới 6mg/dl, nếu cao hơn sẽ có những giải pháp kịp thời.

6. Kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên:

Bệnh nhân nên lựa chọ sử dụng các sản phẩm thảo dược có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout vì những sản phẩm thảo dược có một ưu điểm rất nổi trội là vừa hiệu quả vừa an toàn khi bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài. Đứng đầu trong xu hướng hiện nay đó là sản phẩm GoutClear - Kidney bệnh nhân nên kiên trì sử dụng vì là thảo dược nên có tác dụng chậm nhưng an toàn. Sản phẩm có tác dụng đào thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường chức nưng gan, thận, giúp điều hòa sự trao đổi chất của cơ thể nhằm phòng tránh các chứng bệnh liên quan như viêm xương khớp, tăng huyết áp, lipid máu.  Xem thêm thảo dược trị bênh gút tại đây...

 

 

 (Bộ đôi thảo dược GoutClear - Kidney)

Tóm lại, để chung sống hòa bình với bệnh gout thì ý thức của người bệnh đóng vai trò quan trọng. Người bệnh cần có những cái nhìn khoa học về bệnh gout để tránh phải chịu đựng những tác hại không mong  muốn do bệnh gout gây ra. Hãy áp dụng các biện pháp trên vào sinh hoạt và điều trị bệnh gout để đạt kết quả cao nhất nhé.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 292
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa