Phòng, chữa bệnh tiểu đường thai kì bằng đông y – Kiến thức “VÀNG” cho phụ nữ mang thai

 

Bạn đọc thân mến!

Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh lý hay gặp và chiếm khoảng 60-70% các bệnh nội tiết. Bệnh tiểu đường đã được biết đến lâu trên thế giới và nó đã phát triển nhanh chóng trong hững năm gần đây.

Bệnh thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nhiều người bệnh. Một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đó chính là phụ nữ mang thai.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai và cách phòng, chữa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng các biện pháp trong bài viết sau đây nhé

Bệnh tiểu đường thai kỳ và thực trạng bệnh hiện nay

Có khoảng 0.1-0.5% thai phụ mắc phải căn bệnh tiểu đường và 2.5% phụ nữ mới mắc trong thời gian mang thai.

Bệnh tiểu đường thai kì làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, đẻ non, các vấn đề về nhau thai, dị tật bẩm sinh hay con sinh ra có cân nặng cao nhưng sức khỏe lại yếu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phát hiện sớm và sàng lọc ở tuần thứ 28-32 của thai kỳ. Ngày này, bệnh có thể được kiểm soát bằng cách tiết chế ăn uống, luyện tập và sử dụng thuốc isulin.

Tiểu đường thai kỳ thường gặp ở các thai phụ mắc chứng béo phì hay ở những phụ nữ lớn tuổi, bệnh có thể để lại nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.

Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Người bệnh tiểu đường thường có các biểu hiện sau đây:

* Người bệnh thường ăn nhiều và cảm giác thèm ăn luôn có ở người bệnh.

* Người bệnh thường xuyên uống nhiều nước nhưng vẫn luôn có cảm giác khát nước.

* Người bệnh thường xuyên đi tiểu trong ngày

* Mặc dù ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn bị giảm sút đáng kể

* Miệng khô, da khô và cảm giác luôn mệt mỏi.

* Nước tiểu người bệnh tiểu đường thường đậm đặc hơn, có thể gặp tình trạng kiến bâu nước tiểu ở người đái tháo đường, nếm nước tiểu có vị ngọt do trong nước tiểu có chứa đường.

Uống nhiều - Một triệu chứng có thể bắt gặp ở người bệnh tiểu đường

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, người bệnh tiểu đường thai kì còn có một số biểu hiện khác như:

* Hay bị mẫn ngứa ngoài da, da xuất hiện các mụn nhọt, hay bị nhiễm trùng ngoài da và thường khó lành.

* Dễ mắc phải tình trạng viêm chân răng

* Dễ bị xơ vữa động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, tắc mạch não, tắc mạch chi dưới gây hoại tử đầu chi.

* Dễ mắc phải tình trạng viêm phổi và viêm phế quản

* Dễ mắc phải viêm đường tiết niệu, có protein niệu, tăng huyết áp và suy thận.

* Đục thủy tinh thể là dấu hiệu tương đối sớm ở người bị tiểu đường dẫn đến tình trạng giảm thị lực và nặng hơn có thể gây ra tình trạng mù lòa.

Ngoài ra người bệnh có thể bắt gặp một số triệu chứng khác như cảm giác kiến bò, kim châm, đau ở trong cơ và thường xuất hiện vào ban đêm.

Triệu chứng quan trọng nhất để xác định bệnh đái tháo đường chính là xét nghiệm đường máu cho kết quả đường huyết tăng cao kèm theo triệu chứng uống nhiều, ăn nhiều và đái nhiều.

Một số dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiểu đường thai kỳ:

* Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường

* Có tiền sử sinh con bị dị dạng và thai chết lưu

* Thai nhi quá to phát hiện trong khi siêu âm

* Thai phụ xuất hiện cá triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da, ngứa âm hộ,…

* Nước tiểu có xuất hiện kiến bu ruồi đậu.

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn cần làm xét nghiệm đường huyết để có thể sớm phát hiện nếu như mình mắc phải.

Dự phòng và điều trị bệnh tiểu đường thai kì như thế nào?

Dự phòng và điều trị bệnh tiểu đường thai kì là một điều cần thiết

Nếu như phụ nữ mang thai mắc phải bệnh tiểu đường trước đó, cần được bác sĩ nội tiết theo dõi trong suốt thời gian mang thai và sau sinh.

Nếu trường hợp người mẹ chỉ bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường huyết sẽ trở lại bình thường sau khi sinh nếu các mẹ có biện pháp dự phòng tốt. Người mẹ có thể giảm nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường về sau bằng cách duy trì một chế độ ăn uống và chế độ luyện tập hợp lý ngay cả khi đường huyết trở về mức lý tưởng.

Người bệnh tiểu đường thai kỳ cần ăn uống theo hướng dẫn của các bác sĩ để không gây ra tình trạng đường huyết tăng cao đồng thời đảm bảo được lượng dưỡng chất đủ nuôi bào thai.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng Đông y mà các mẹ có thể tận dụng:

* Rễ cây nhãn 30gr, lòng lợn 40gr. Hầm chín và ăn 1 lần/ngày liên tục trong 4 ngày.

* Lá xoài khô 20gr, sắc uống. Do lá xoài có chất anthxyanidin có tác dụng hạ đường huyết, phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.

* Cây râu mèo 30gr, quả mướp đắng 20gr, sắc uống ngày một thang chia thành 2-3 lần uống.

* Thạch hộc tươi 20gr, sinh địa 12gr, ngọc trúc 20gr, thiên hoa phấn 12gr. Sắc uống ngày một thang, chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

* Sinh địa, thạch cao mỗi loại 40gr, thổ hoàng liên 16gr. Sắc uống ngày một thang, chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

* Củ cải 30-50gr, gạo tẻ 20gr, linh chi 10gr. Linh chi xay nhỏ, gói trong túi vải và sắc lấy nước. sau đó sử dụng nước này để nấu cháo và dùng trong 1 ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường thai kỳ ở trên có nguồn gốc từ tự nhiên và giá trị dinh dưỡng cao nên các mẹ có thể sử dụng mà không sợ gây ra tác dụng phụ.

Việc chữa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng Đông y có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát các biến chứng xấu có thể xảy ra cho cả sản phụ và thai nhi. Chính vì vây các mẹ cần lưu tâm hơn trong vấn đề này.

Trên đây làm những thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ và biện pháp phòng, chữa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng những bài thuốc từ Đông y. Mong rằng với những thông tin này các mẹ có thể hiểu hơn về bệnh lý mình đang mắc phải và có thể mắc phải đế sớm có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả nhất.

Chúc các mẹ có một sức khỏe trọn vẹn!

5 | ★ 361
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol