Chữa bệnh tiểu đường tại nhà ít tốn kém có hiệu quả không?
Bạn thân mến!
Bạn áp dụng chữa bệnh tiểu đường tại nhà bằng cách nào? Các cách sẽ được áp dụng tại nhà như sau:
• Điều chỉnh chế độ ăn uống
• Chế độ luyện tập
• Ngủ nghỉ, thư giãn
• Chế độ điều trị bằng tinh thần
• Dùng thuốc
• Tiêm insulin
Có phải các cách ít tốn kém sẽ không đạt hiệu quả cao không?
(Cần phải duy trì một chế độ luyện tập phù hợp)
Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để trả lời câu hỏi này!
Có phải các cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà ít tốn kém sẽ không đạt hiệu quả cao không?
Không hẳn vậy! Đối với các cách điều trị chủ động không cần dùng thuốc, cần phải áp dụng đúng và phụ thuộc phần lớn vào sự quyết tâm của người bệnh. Nên hiệu quả điều trị cũng được đánh giá bằng yếu tố này!
Có nhiều bệnh nhân ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng và sống khỏe, sống hòa bình với căn bệnh nan y nhờ duy trì được một chế độ ăn uống phù hợp, điều độ và luyện tập duy trì hàng ngày, với tinh thần lạc quan và vui vẻ.
Thông qua chế độ dinh dưỡng – ai cũng phải ăn uống mỗi ngày, là cách điều trị bệnh tiểu đường tại nhà ít tốn kém, nhưng khó tuân thủ nhất, nên phương pháp này đạt hiệu quả hay không là ở bệnh nhân.
Theo một số nhận định, đa số bệnh nhân không thể duy trì đường huyết được bằng cách “đơn giản” như cơm ăn nước uống hàng ngày của con người.
Khi bệnh nhân quyết định chữa bệnh tiểu đường tại nhà thì phải cân nhắc kết hợp toàn diện các phương pháp cả không dùng thuốc với dùng thuốc
* Phương pháp điều trị không cần dùng thuốc là như thế nào?
Kết hợp bằng điều chỉnh chế độ ăn uống + luyện tập + trị liệu tinh thần; các phương pháp vật lý trị liệu giúp ổn định đường huyết tự nhiên thông qua các bài tập luyện hàng ngày; các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt; bài tập yoga; thiền định.
Thêm nữa, sử dụng thường xuyên các loại rau củ quả có nhiều loại chứa thành phần dược tính, giúp cải thiện dần dần căn bệnh và triệu chứng tiểu đường; hay giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng kháng insulin hay tăng độ nhạy của insulin đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể;… cũng là cách để bạn lựa chọn chữa bệnh tiểu đường tại nhà.
Hay sống ở một nơi yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên; sống bên cạnh người thân; hay các cách để bạn có một tinh thần lạc quan; hoặc bất cứ cách nào giúp cho thân tâm của bạn được khỏe mạnh,… thì đều có thể áp dụng được hết nhé!
* Dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường:
Các phương pháp điều trị bằng thuốc như:
• Thuốc Tây y (thuốc uống và tiêm insulin)
• Thuốc Đông y
• Thuốc thảo dược
• Các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
• Thực phẩm bổ sung giúp phục hồi
Bạn nên kết hợp toàn diện cả hai hướng điều trị trên để chữa bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả nhé!
(Bệnh nhân cần phải biết cách xử lý trong các trường hợp hạ/ tăng đường huyết)
Chữa bệnh tiểu đường tại nhà bệnh nhân cần trang bị các cách sơ cứu cho mình hoặc người thân khi hạ/ tăng đường huyết và các biến chứng khác của bệnh
Một trong những kiến thức và kỹ năng cần thiết phải trang bị để giúp chính mình hoặc người thân (đối với người chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà), biết cách xử lý với các trường hợp khẩn cấp trong đời sống và khi luyện tập thể dục.
• Khi hạ đường huyết: Biến chứng này xảy ra khi đường huyết hạ xuống thấp dưới 3.6 mmol/l (65 mg/dl). Do sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết; chế độ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn mà vẫn duy trì uống thuốc; luyện tập quá sức hoặc do uống các chất kích thích.
Dấu hiệu nhận biết như đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực.
Cách xử lý: Bệnh nhân cần phải nhanh chóng ăn nhẹ cháo lỏng, súp hoặc uống 1 ly nước đường, nước ép trái cây, bánh kẹo ngọt và nằm nghỉ ngơi. Trường hợp nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Cách phòng tránh: Cần ăn uống đầy đủ, luyện tập phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý.
• Khi tăng đường huyết: Đây là biến chứng nặng và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân cần phải được đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Cách phòng tránh: Bệnh nhân cần phải thường xuyên kiểm tra đường huyết, duy trì đường huyết ổn định bằng thuốc uống và tiêm insulin, phải đủ liều và đúng thời gian quy định.
• Khi bị thương: Nhất là bệnh nhân có biến chứng về thần kinh ngoại biên, mất cảm giác cảm nhận đau đớn, nhất là vùng bàn chân. Nếu phát hiện có vết thương, bệnh nhân cần phải sơ cứu tạm thời: rửa vết thương, băng bó,… rồi đến ngay phòng khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
Cách phòng tránh: Bệnh nhân cần phải kiểm tra các vết thương trên cơ thể hàng ngày, nhất là vùng bàn chân, và giữ vệ sinh sạch sẽ.
Kết luận, chữa bệnh tiểu đường tại nhà khó mà cũng không khó, khi chúng ta trang bị các kiến thức cần thiết về chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi; duy trì liều điều trị bằng thuốc và kiểm soát các triệu chứng cấp tính của bệnh, thì việc điều trị bệnh tại nhà không có gì đáng ngại đâu.
Bạn tham khảo thêm các loại thảo dược hiệu quả - “khắc tinh của bệnh tiểu đường” để lựa chọn áp dụng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tại nhà nhé!
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Bệnh nhân và người nhà cần phải luôn trau dồi thêm kiến thức về căn bệnh. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ hữu ích trên trang Web này sẽ giúp bạn phần nhỏ trong việc điều trị bệnh tiểu đường tại nhà.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!