Chữa bệnh tiểu đường từ cách luyện tập đúng mỗi ngày

 

Bạn thân mến!

Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số đường huyết trồi/ sụt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, các biến chứng cấp và mạn tính sẽ có nguy cơ gia tăng, phát triển nhanh hơn. Chính vì thế, chữa bệnh tiểu đường cần phải chú trọng đến ổn định đường huyết, là mục tiêu của bệnh nhân và của mọi phác đồ điều trị bằng thuốc và không cần dùng thuốc.

Chế độ luyện tập mỗi ngày được đánh giá là một loại thuốc hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường cả 3 loại (loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ). Nhưng tập như thế nào mới đúng? và cần phải chuẩn bị kỹ càng như thế nào cho quá trình luyện tập để an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này!

(Ảnh minh họa)

Mời bạn đọc tiếp bài viết nhé!

Nguyên tắc áp dụng chữa bệnh tiểu đường thông quá chế độ luyện tập như thế nào?

• Phải coi quá trình luyện tập là một biện pháp điều trị và cần tuân thủ nghiêm túc.

• Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, việc luyện tập thể dục điều độ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, cân bằng chất trong cơ thể, đồng thời còn tăng độ nhạy của insulin, tăng sự dẻo dai, độ bền, sức đề kháng của cơ thể.

• Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, ngoài các lợi ích trên, còn phải chú ý đến cân bằng năng lượng, mức năng lượng tiêu hao khi luyện tập với nguồn dự trữ. Bên cạnh đó, còn phải đảm bảo nhu cầu phát triển thể chất và trí óc (vì bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 20 tuổi còn đang đi học).

• Cần lựa chọn các bài tập phải phù hợp với sức khỏe, sở thích, lứa tuổi.

• Nên chọn các bài tập có sức dẻo dai hơn là các bài tập có cường độ mạnh

• Đánh giá tình trạng kiểm soát và đáp ứng của đường máu theo mức độ và thời gian luyện tập

Bạn phải chắc chắn rằng, việc kiểm soát lượng đường huyết trước, trong và sau quá trình luyện tập

Cũng như các biện pháp điều trị khác, chữa bệnh tiểu đường bằng áp dụng luyện tập thể dục cũng có mặt lợi và mặt hại:

• Tác động lên quá trình kiểm soát glucose máu.

Nếu việc luyện tập kéo dài và ở cường độ nặng, hạ đường huyết có thể ngay tức thì hoặc sau luyện tập. Tình trạng hạ đường máu ở mỗi người khác nhau, có người chỉ tập ở mức trung bình cũng đã hạ đường máu rồi.

Lời khuyên của chuyên gia/ bác sỹ, cần phải kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập và sử dụng thuốc.

• Đối với các bệnh nhân không thường xuyên thì rất nguy hiểm, khi tập lại vẫn phải duy trì liều điều trị bằng tiêm insulin như không luyện tập.

• Các nguy cơ khác:

Người bệnh mạch vành nếu luyện tập không phù hợp có thể gây thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhân có biến chứng võng mạc, bệnh lý bàn chân, bệnh thận,… cần phải chú ý khi luyện tập.

Thiết lập chế độ luyện tập phù hợp cho người bệnh như thế nào?

(Bạn cần lựa chọn bài luyện tập phù hợp với thể trạng của mình)

Phương pháp luyện tập thể dục nên được xem như một phương pháp chữa bệnh tiểu đường, giống như việc điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc vậy, cần phải hết sức thận trọng. Bạn cần phải chú ý các điều sau đây để chuẩn bị tốt nhất cho việc luyện tập của mình hoặc người thân:

• Luôn mang theo người các chứng cứ về thông tin cá nhân, tình trạng bệnh, và người liên hệ khi khẩn cấp.

• Tránh luyện tập vào những thời điểm insulin có đỉnh tác dụng cao nhất(đối với bệnh nhân đang duy trì liều tiêm insulin)

• Cân nhắc liều điều trị insulin hoặc thuốc khi bắt đầu luyện tập, cần tham vấn ý kiến của bác sỹ.

• Theo dõi chỉ số đường huyết trước và sau khi luyện tập để kiểm soát kịp thời.

• Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập để tránh mất nước

• Cần phải biết chắc chắn là lượng đường lúc đói ổn định, hoặc nếu không, cần phải ăn nhẹ trước khi luyện tập.

• Mang theo một ít bánh ngọt để phòng khi hạ đường huyết đột ngột

Đơn cử như các trường hợp sau:

• Dưới 5.6 mmol/l (< 100mg/dl): Ăn bữa phụ có lượng carbohydrat cao trước khi tập.

• Trên 13.9 mmol/l (> 250 mg/dl): Kiểm tra ceton niệu, chỉ luyện tập khi ceton niệu âm tính.

• Trên 16.7 mmol/l (> 300 mg/dl): Không được luyện tập khi đường huyết không ổn định.

Chương trình luyện tập phải đi theo nguyên tắc phù hợp với bệnh nhân theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe, lối sống, sở thích, và các biến chứng đi kèm,…

Chỉ nên tập thời gian khoảng 30 phút/ ngày, có thể chia nhỏ ra mỗi lần 10 phút cũng được.

Bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, các bài dưỡng sinh,…; đối với bệnh nhân bị biến chứng bàn chân, cần phải lựa chọn các bài tập tránh tác động mạnh lên bàn chân.

Tóm lại, cách chữa bệnh tiểu đường cần phải thiết lập một chế độ chế độ ăn uống phù hợp, thời gian luyện tập và sử dụng thuốc để luôn chắc chắn rằng, lượng đường huyết được duy trì trong ngưỡng an toàn.

Bạn cần phải tham vấn và tuân thủ tuyệt đối theo lời khuyên của bác sỹ trước khi áp dụng bất cứ bài luyện tập nào.

Bạn có thể tham khảo thêm các loại thảo dược giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh tiểu đường nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng tôi hy vọng thông tin trong bài viết thực sự đem lại lợi ích cho bạn khi áp dụng luyện tập cho mình hoặc người thân để hỗ trợ điều trị bệnh.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 453
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol