Chữa bệnh tiểu đường ở người già – Cần lưu ý biến chứng bất ngờ

 

Bạn thân mến!

Theo những nghiên cứu, người cao tuổi (trên 65 tuổi) có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hơn những bệnh nhân trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến điều này?

Chữa bệnh tiểu đường ở người già gặp khó khăn như thế nào? Và người nhà cần phải đặc biệt chú ý điều gì?

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu ngọn ngành vấn đề này nhé!

(Ảnh minh họa. Người thân phải luôn quan tâm đặc biệt đến bệnh nhân lớn tuổi)

Mời bạn tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới!

Nguyên nhân nào người cao tuổi lại dễ mắc tiểu đường hơn người trẻ?

Người cao tuổi – khi chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa và làm việc không được “ trơn tru” như hồi trẻ.

Với những thay đổi như chuyển hóa glucose, rối loạn tiết insulin và tình trạng kháng insulin tăng lên theo tuổi. Có thể do nhiều các nguyên nhân khác nhau như:

• Sử dụng các loại thuốc để điều trị và duy trì ổn định cho các căn bệnh khác.

• Đời sống ít hoạt động, trầm lắng

• Do béo phì hoặc thừa cân

• Do thiếu vận động, thể dục thường xuyên

• Người già cô đơn, thiếu tình thương và sự chăm sóc từ con cháu, gia đình.

• Làm việc quá sức

• Ăn uống thiếu kiểm soát hoặc thiếu dưỡng chất

• Đời sống không cân bằng

Đó là những lý do làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, có thể do khách quan hay chủ quan. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ được chữa trị kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Vậy cách chữa bệnh tiểu đường ở người già như thế nào đem lại hiệu quả và an toàn?

Cần kết hợp bằng dùng thuốc với điều chỉnh lối sống điều độ là chữa bệnh tiểu đường ở người già an toàn nhất

Các điều lưu ý sau đây để bạn áp dụng chữa bệnh tiểu đường ở người già tại nhà nhé!

(Vận động điều độ giúp người già tránh được biến chứng tiểu đường)

1. Chế độ ăn uống khoa học, điều độ:

• Người già cần duy trì một chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, gia tăng sức đề kháng. Cần tránh tối đa những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ hạ/tăng đường huyết đột ngột. Nên ăn các món ăn giàu chất xơ, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa. Uống nước đầy đủ trong ngày. Loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật, bia rượu, đường ngọt,…

• Tập thể dục và vận động thường xuyên và phù hợp với cơ địa của mình, sẽ giúp giảm đi lượng mỡ dư thừa và giảm cân. Đồng thời, vận động sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể; tăng sinh và cải thiện độ nhạy insulin đối với quá trình chuyển hóa glucose. Tránh tập quá sức, hoặc các bài tập không phù hợp.

2. Dùng thuốc hỗ trợ ổn định đường huyết:

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sỹ và duy trì theo toa thuốc bác sỹ chỉ định, để duy trì đường huyết và kiểm soát biến chứng mạn tính tối ưu nhất.

Người nhà có thể kết hợp dùng thêm một số loại thuốc thảo dược, TPCN, thuốc Đông y, các bài vật lý trị liệu,… để hỗ trợ cải thiện các vấn đề do bệnh tiểu đường.

3. Kiểm soát và điều trị tích cực các bệnh cùng phát sinh:

Các căn bệnh cùng phát sinh là mối đe dọa đối với bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi. Điển hình như huyết áp, tim mạch, thần kinh, khớp, thận, gan, nhiễm trùng,… cần phải được chữa trị kịp thời và đúng cách, giúp người bệnh có thể sống thoải mái, khỏe mạnh cùng bệnh nan y.

Phải duy trì khám bệnh định kỳ để kiểm soát kịp thời tiến triển của bệnh.

Đời sống tinh thần vui tươi, tràn đầy tình yêu thương – là liều thuốc “khỏe” giúp chữa bệnh tiểu đường ở người già

 (Tinh thần vui tươi giúp người già vượt qua căn bệnh nan y)

Đôi khi người già mắc bệnh là do tâm lý. Có thể vì muốn con cháu và gia đình quan tâm nên muốn ốm để được gia đình chăm sóc. Chúng ta không thể loại trừ bất cứ lý do nào.

Người lớn tuổi đã về hưu - khi mọi thứ đã chu toàn, đã hoàn thành xong trách nhiệm với gia đình, con cái. Thì việc sum vầy bên con cháu, được người thân quan tâm là điều bất cứ ai cũng mong mỏi.

Mang theo tâm lý “già thì vô dụng” hoặc “không làm được gì nữa”,.. cho nên dễ sinh tâm chán nản, hoặc tham công việc, lúc nào cũng giấu bệnh, hay cái đau trong mình.

Bởi thế, con cháu, người thân phải quan tâm đúng mực, dành nhiều tình yêu thương. Thường xuyên khích lệ, động viên. Định kỳ đưa đi khám sức khỏe, tầm soát bệnh tật. Luôn thăm hỏi và có các buổi họp mặt gia đình, sẽ giúp người già vượt qua được mọi bệnh tật.

Đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, chúng tôi luôn khuyên gia đình phải đặc biệt quan tâm đến tâm lý người bệnh. Bệnh nhân dễ có những tâm lý bộc phát, sẽ ảnh hưởng xấu đến bệnh tật. Điều đó, sẽ tạo cơ hội cho các biến chứng nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, mạch máu, thần kinh,… có nguy cơ cao bùng phát hơn những bệnh nhân bình thường.

Tóm lại, nếu được quan tâm sức khỏe đúng mức, việc chữa bệnh tiểu đường ở người già sẽ đem lại hiệu quả, nếu được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu, khi các biến chứng chưa rõ ràng và còn nhẹ.

Bạn tham khảo thêm một số thảo dược hỗ trợ ổn định đường huyết cho người thân nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Qua bài viết này, bạn nên quan tâm chú ý hơn đến sức khỏe người cao tuổi trong gia đình nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 146
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol