Chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp cần ăn chín uống sôi?

Bạn thân mến!

Chị em nội trợ nếu khéo léo chọn lựa thực phẩm, cũng như am hiểu chút về công dụng điều trị bệnh và phòng bệnh của một số thực phẩm quen thuộc sử dụng hàng ngày, thì cũng là cách bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình.

Nếu trong gia đình bạn có người mắc tiểu đường, hoặc gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường, thì cần phải thận trọng hơn trong lựa chọn khẩu phần ăn hàng ngày.

Sử dụng đậu bắp thường xuyên như một món ăn là cách chủ động “chia tay” với tiểu đường và nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Vậy nên, trong dân gian, chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp được nhiều bệnh nhân áp dụng tại nhà.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng đậu bắp như thế nào để hỗ trợ cải thiện các vấn đề của bệnh tiểu đường hiệu quả nhé!

Chất nhầy và chất xơ trong quả đậu bắp giúp ổn định đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường sử dụng đậu bắp trong thực đơn mỗi ngày hoặc dùng thân, lá, quả cắt khúc phơi khô, dành sắc nước uống hàng ngày, có tác dụng bình ổn đường huyết.

Một số cách kết hợp quả đậu bắp với lá sake, khổ qua, lá ổi,… cũng là những bài thuốc dân gian được nhiều bệnh nhân “rỉ tai nhau” trong nhiều thập niên qua.

Cây đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bắp chà, thuộc họ Bông, tên khoa học là Hibiscus esculentus. Cây giống đậu nhưng hạt lại giống bắp, nên gọi là đậu bắp.

Theo nghiên cứu khoa học trong 100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan.

Chất xơ trong quả đậu bắp giúp kiểm soát đường trong máu, ổn định đường huyết hiệu quả.

Ngoài ra, trong quả đậu bắp có chứa một lượng chất nhầy rất lớn giúp giảm lượng cholesterol huyết, nhờ việc hấp thu hiệu quả những phân tử cholesterol vượt quá ngưỡng cho phép, rồi b bài thải theo phân ra ngoài.

Nên khi đun nóng càng lâu, lượng chất nhầy càng tiết ra nhiều, nếu như bạn không thích thì nên đun nóng chốc lát thôi nhé!

Vậy là bệnh nhân có thể áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp tại nhà thường xuyên và an toàn.

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp đơn giản tại nhà như thế nào?

Gần đây, theo một số nghiên cứu tại khoa Y học cổ truyền thuộc trường ĐH Y Dược TPHCM kết luận rằng, cao lỏng từ thân, lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Kéo dài từ 40 phút đến 90 phút. Tỷ lệ hạ đường huyết sau 90 phút là 47,34%, tuy không có tác dụng hạ nhanh như insulin, nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.

Bạn tham khảo các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp từ dân gian:

Bài 1: Lựa chọn một số quả đậu bắp tươi (như cách chọn lưu ý dưới đây), cắt đầu cuống và đuôi quả đậu bắp, sau đó cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ly nước nguội, đậy kín và để qua đêm. Sáng sớm ngày hôm sau, trước khi ăn sáng, hãy vớt bỏ xác quả đậu bắp, rồi uống hết phần nước ngâm.

Đây là cách ổn định đường huyết được nhiều bệnh nhân áp dụng tại nhà và thấy được hiệu quả.

Đồng thời, cách này cũng giống như một món “detox” – giúp thanh lọc cơ thể của bạn sau một bữa ăn quá nhiều đạm béo, hoặc cần đào thải độc tố bên trong cơ thể.

Bài 2: Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hàng ngày (Bài thuốc của lương y Phạm Như Tá – TPHCM). Bài thuốc này nên chia ra 2 lần uống, mỗi đợt kéo dài 7 – 10 ngày, lần trước cách lần sau khoảng 7 ngày. Tùy mỗi cơ địa và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, mà liều lượng gia giảm phù hợp.

* Cách chọn lựa đậu bắp tươi: Khi đi mua, bạn nên chọn quả đậu bắp có độ dài không quá 8cm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, nên chọn quả không quá mềm.

** Cách nấu: Khi nấu chín, bạn nên nấu ở nhiệt độ vừa phải, không nấu, nướng bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất nên hấp chín.

Đã có nhiều kết quả tốt từ các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp, nhưng trong quá trình áp dụng, bệnh nhân vẫn duy trì song song với các phác đồ điều trị khác, hoặc phối hợp cùng các dược thảo khác nhau. Nên khó có thể khẳng định chắc chắn hiệu quả chữa bệnh tiểu đường của quả đậu bắp.

Điểm lưu ý nữa, bạn cần luôn duy trì một chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt và tập thể dục thể thao điều độ khi áp dụng song song với các bài thuốc dân gian và phác đồ điều trị khác nhé!

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, trong quá trình áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp, cần phối hợp thêm các loại thuốc khác.

Sự kết hợp giữa Đông y & Tây y luôn là lựa chọn an toàn của thầy thuốc và bệnh nhân. Vì mỗi cơ địa của người bệnh, phản ứng và đạt hiệu quả khác nhau đối với từng bài thuốc, không ai giống ai, nên để luôn ở trong ngưỡng an toàn, bệnh nhân không nên chủ quan, bỏ liệu trình điều trị bằng thuốc mà chuyển hẳn sang áp dụng các bài thuốc thảo dược dân gian, vì như vậy rất nguy hiểm.

Khi áp dụng bất cứ phác đồ điều trị nào, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của y bác sỹ và chuyên gia, để đạt hiệu quả cao và an toàn nhất.

Kết luận, chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp là một bài thuốc hay, an toàn, rất dễ làm mà bạn có thể áp dụng tại nhà, không chút trở ngại.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số thảo dược quý hiếm được mệnh danh là “kẻ đánh bại tiểu đường” nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Sự am hiểu nhất định về căn bệnh của mình và các bài thuốc áp dụng là điều mà mỗi bệnh nhân cần luôn ưu tiên.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 295
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol