Chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng - Giảm Glucose trong máu

Bạn thân mến!

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng được sử dụng phổ biến dùng chế biến món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc tố trong cơ thể. Mướp đắng còn là vị thảo dược quý được dùng trong Đông y, nhất là khổ quả rừng tự nhiên.

Áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng, có tác dụng giảm lượng glucose trong máu, nhờ hoạt chất các hoạt chất tuyệt vời có chứa bên trong loại quả này. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn tác dụng điều trị bệnh tiểu đường từ khổ qua nhé!

Mướp đắng được đánh giá là vị dược thảo quý có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Tác dụng điều trị bệnh của cây mướp đắng đã được Đông y và y học hiện đại đều công nhận và có nghiên cứu khoa học chứng minh. Cho nên, bạn không phải nghi ngờ về tác dụng điều trị của khổ qua với bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan.
Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các tác dụng điều trị bệnh tiểu đường từ mướp đắng:

1. Giảm glucose trong máu - ổn định đường huyết:

Nhờ hai hoạt chất charatin và momordicin tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể - đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng đường trong máu.

2. Tiêu hóa tốt lượng carbohydrate có trong thực phẩm:

Hoạt chất trong mướp đắng ức chế enzyme tham gia phá vỡ disaccharides, monosaccharides (Glucide không thể thủy phân được).

Ngoài ra, thành phần trong mướp đắng còn tác động đến quá trình vận chuyển glucose trong máu, nên có lợi trong việc ngăn cản tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.

3. Kích thích tiết ra insulin:

Bằng cách phục hồi tuyến tụy, giúp sản sinh đủ lượng insulin cần thiết trong cơ thể đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2. Nhờ vậy, giúp duy trì lượng đường huyết trong máu, không bị trồi sụt thất thường.

4. Phục hồi tình trạng kháng insulin trong cơ thể:

Nghiên cứu khoa học tìm ra hoạt chất glycosides axit oleanolic có trong mướp đắng giúp cải thiện sự dung nạp glucose ở bệnh nhân tiểu đường type 2, có khả năng ngăn chặn tình trạng kháng insulin trong cơ thể.

5. Chống oxy hóa tế bào:

Chất chống oxy hóa có trong khổ qua giúp hỗ trợ phục hồi tế bào bị tổn thương, ngăn chặn biến chứng tiểu đường như nhiễm trùng, viêm nhiễm; các biến chứng về mạch máu, tim mạch, huyết áp, thần kinh,… Phục hồi sức đề kháng trong cơ thể.

Nhờ những tác dụng tuyệt vời như vậy, bệnh nhân không thể bỏ qua cách chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng áp dụng đơn giản tại nhà.

Để chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng hiệu quả, bạn nên áp dụng cách làm món nước ép từ mướp đắng sau đây

(Ảnh minh họa từ internet)

* Chuẩn bị nguyên liệu:

Mướp đắng tươi, nước cốt chanh và chút bột nghệ.

* Sơ chế:

Rửa sạch mướp đắng, ngâm với cốt chanh hoặc với bột nghệ cho sạch.

Ngâm một lát, vớt ra rổ, để ráo và lọc lấy nước ép.

* Cách dùng:

Thêm một chút chanh tươi vào nước ép, uống vào sáng sớm trước khi ăn sáng.

Nước ép từ mướp đắng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời hấp thu tốt lượng glucose từ thức ăn qua gan.

Đồng thời, có chứa chất hạ đường huyết giúp làm giảm lượng đường trong máu và nước tiểu.

Ngoài sử dùng nước ép từ mướp đắng mỗi ngày, bệnh nhân có thể áp dụng thêm các món ăn được kết hợp từ quả, dây, lá mướp đắng đều rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và ngăn ngừa bệnh tật.

Các lưu ý trong quá trình áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng tại nhà

(Ảnh minh họa)

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng, là nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết bổ sung cho cơ thể, nhất là vitamin C.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các điều sau đây, nhằm tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh:

• Mướp đắng có thể gây hạ huyết áp, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường kèm theo huyết áp thấp, phải đặc biệt lưu tâm điều này. Để tránh hạ huyết áp, bệnh nhân nên sử dụng lúc bụng no hoặc được lót dạ bằng thức ăn trước, hoặc có thể pha loãng nước ép mướp đắng khi uống.

• Mướp đắng chỉ có tác dụng tốt trên bệnh nhân tiểu đường type 2. Theo một số nghiên cứu, hoạt chất từ mướp đắng, hầu như không có tác dụng với bệnh nhân tiểu đường type 1.

• Nên chọn quả mướp đắng nhỏ, có màu xanh, thay vì chọn loại quả to hoặc đã vàng. Vì trong quả nhỏ và tươi xanh, còn giữ được hàm lượng dược tính bên trong dồi dào.

• Nên ăn tươi hoặc để quả hơi héo. Chớ nên để quá khô hoặc đun quá lâu, có thể làm mất đi nhiều dược tính bên trong của mướp đắng.

• Bạn nên rửa sạch, rồi mới cắt lát, như vậy sẽ giữ được thành phần dinh dưỡng bên trong, không bị mất đi trong quá trình rửa.

Tóm lại, cách chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng là một bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị tiểu đường an toàn và hiệu quả, bệnh nhân nên lựa chọn áp dụng tại nhà. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.

Trong quá trình áp dụng, phải luôn tuân thủ một lối sống khoa học và không được ngưng phác đồ điều trị bằng thuốc hiện tại.

Bạn tham khảo thêm một số thảo dược an toàn được chiết suất tinh khiết, có tác dụng vượt trội trong điều trị tiểu đường type 2.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Để đạt hiệu quả cao trong điều trị, bất cứ phương pháp nào được áp dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước và cần được tư vấn từ bác sỹ/ chuyên gia.

4 | ★ 418
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol