Chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê nên dùng lá tươi hay rụng?

Bạn thân mến!

Nên chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê tươi hay đã rụng?

Lá sa kê có độc tính, vậy cách áp dụng như thế nào mới an toàn cho bệnh nhân tại nhà?

Chắc hẳn nhiều bệnh nhân còn băn khoăn về điều này, không biết cách nào hiệu quả hơn?

Và bài thuốc áp dụng từ lá sa kê điều trị bệnh tiểu đường đúng là như thế nào? Liều lượng ra sao? Trong bài chia sẻ này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê cho bệnh nhân dễ dàng áp dụng tại nhà hơn.

(Ảnh minh họa. Lá và quả sa kê)

Vậy chúng ta nên dùng lá sa kê tươi hay rụng, lá khô loại nào tốt để chữa bệnh tiểu đường?

Nhiều bệnh nhân kháo nhau nên dùng lá sa kê vàng rụng từ trên cây xuống là tốt hơn. Nhưng thông qua một số tài liệu đáng tin cậy, chúng tôi ghi nhận được, bạn có thể dùng lá sa kê tươi, già hoặc lá rụng vàng phơi khô đều được. Tuy nhiên, mỗi một bài thuốc điều trị bệnh khác nhau, lương y sẽ yêu cầu nên dùng lá sa kê tươi hay lá rụng vàng, lá khô.

Vì trong lá sa kê có độc tính, cho nên khi dùng khoảng 7 ngày, bạn phải ngưng dùng 1 tuần, rồi sau đó áp dụng trở lại, không được dùng uống như trà hàng ngày.

Để yên tâm áp dụng bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê, bạn nên hỏi ý kiến lương y trước về liều lượng, thời gian áp dụng, cách chế biến đúng nhé!

Tìm hiểu về lá sa kê có các thành phần dược tính nào chữa bệnh tiểu đường và biến chứng liên quan

Cây sa kê hay còn gọi là cây bánh mỳ, có tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ Dâu tằm. Loại cây này được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương, du nhập vào Việt Nam dùng làm cây cảnh trong vườn nhà. Loại quả sake không hạt có chứa 25% là carbohydrate, 70% nước, nên được dùng làm thực phẩm chứa tinh bột chính cho bữa ăn của người dân Mã Lai.

La sa kê là một vị thuốc Nam, quả sa kê có hai loại không hạt và có hạt. Loại quả không hạt thường được chiên ăn, nấu canh, hầm súp rất ngon.

Lá sa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gout và bệnh viêm gan vàng da.

Trong thí nghiệm trên chuột ở Ấn Độ cho thấy, cao khô của vỏ, lá sa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng gây độc ở 80mg cao/kg cơ thể.

Liều lượng: Mỗi ngày dùng 1 lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên dùng 1 tuần ngưng 1 tuần, rồi dùng trở lại.

Ngoài ra, các bộ phận khác của cây sa kê như thịt quả sa kê, rễ, hạt, vỏ cây, nhựa cây sa kê đều có tác dụng chữa bệnh như trị ghẻ lở; bổ tỳ ích khí; tiêu viêm, sát trùng, tiêu độc; rối loạn dạ dày, đau răng, và các căn bệnh về da;…

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê cho bệnh nhân áp dụng tại nhà

(Ảnh minh họa)

Bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau từ lá sa kê hỗ trợ trị bệnh tiểu đường:

• Bài 1 - đối với bệnh tiểu đường type 2:

100gr lá sa kê tươi

100gr trái đậu bắp tươi

50gr lá ổi non

Tất cả các vị ở trên, rửa sạch, cho vào nồi nấu nước hàng ngày. Hoặc cho 200ml nước vào sắc cho đến khi còn 50ml là dùng được. Giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

• Bài 2 – đối với bệnh nhân tiểu đường có bệnh gout:

100gr lá sa kê tươi

100gr dưa chuột

50gr cỏ xước khô

Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu nước uống hàng ngày. Giúp lợi tiểu, đào thải axit uric ra ngoài hiệu quả.

• Bài 3 – đối với bệnh nhân tiểu đường kèm huyết áp cao:

Dùng 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống, cùng 50gr lá chè xanh và 50gr rau bồ ngót tươi, đem nấu nước uống hàng ngày, giúp bình ổn huyết áp, đường huyết.

Ngoài bài thuốc thảo dược dân gian từ lá sa kê, bạn có thể sử dụng rất nhiều nguyên liệu khác như cây nha đam, lá xoài, lá ổi, lá dứa, rau bắp cải, lá bơ, vỏ dưa hấu, hạt nhãn,…để chế biến ra các bài thuốc hay hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tại nhà. Bạn tham khảo các bài viết liên quan trên trang web này nhé!

Áp dụng song song với bài thuốc từ lá sa kê tươi, bệnh nhân tiểu đường cần phải tuân thủ một lối sống khoa học, với chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi thư giãn hợp lý; chế độ vận động thể dục thường xuyên và luôn duy trì một tinh thần tích cực.

Bạn cần lưu ý, bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê chỉ là bài thuốc hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho phác đồ điều trị chính bằng thuốc.

Kết luận, bạn không còn băn khoăn về cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê tươi hay khô rồi phải không? Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.

Bạn tham khảo thêm các loại thảo dược khác có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng tiểu đường vượt trội.

- Tiểu đường là bệnh mạn tính hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi, người bệnh phải dùng thuốc suốt đời. Tuy nhiên để tránh sự lệ thuộc và lạm dụng tân dược, các loại cây thảo dược (thuốc nam) trị bệnh tiểu đường cũng được sử dụng để hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- POCACO là thương hiệu nhập khẩu và cung cấp trực tiếp đến với khách hàng bộ đôi thảo dược cao cấp hỗ trợ điều trị tiểu đường của tập đoàn Nature's Way Mỹ (MADE IN USA) là bộ đôi đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi vì chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng, tính hiệu quả vượt trội và đặc biệt an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta cần áp dụng đúng và đủ liều, người bệnh sẽ phục hồi lại sức khỏe nhanh chóng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 367
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol