Chữa bệnh tiểu đường bằng gạo lứt bí quyết dưỡng sinh người Nhật
Bạn thân mến!
Cả thế giới tôn vinh bí quyết thực dưỡng của người phương Đông, nhất là các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc,… Không cần dùng thuốc hay các liệu pháp điều trị bằng y học hiện đại. Bằng cách ăn-uống-ngủ-hoạt động đúng đã giúp hàng triệu bệnh nhân “tai qua nạn khỏi”.
Tại Việt Nam, không ít chuyên gia về thực dưỡng đã sử dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng gạo lứt, và đây cũng là cách ăn “lành mạnh” để bảo vệ sức khỏe.
Chúng ta cùng tìm hiểu thêm trong bài viết về phương pháp điều trị bệnh này và bạn áp dụng tại nhà như thế nào cho đúng?
(Hình ảnh minh họa. Gạo lứt đỏ)
Tại sao nên chữa bệnh tiểu đường bằng gạo lứt?
Gạo lứt được xếp vào danh sách thực phẩm chứa tinh bột (carbohydrate) với chỉ số đường huyết (GI) thấp. Gạp lứt có hàm lượng thấp chất béo bão hòa, cholesterol, natri rất tốt cho tim mạch, bệnh nhân tiểu đường biến chứng tim mạch, mạch máu,… Gạo lứt còn cung cấp lượng selenium và mangan giúp duy trì cân nặng, giảm cân, lượng mỡ dư thừa.
Gạo lứt rất giàu các nguyên tố vi lượng và khoáng chất cần thiết giúp bổ sung thiếu hụt cho cơ thể. Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Trong khi đó, gạo trắng trong quá trình xay xát, 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ đều bị mất đi hết.
Nhiều bệnh nhân đã áp dụng ăn ròng gạo lứt muối mè để điều trị bệnh. Gạo lứt + muối mè tuy mạnh về hàm lượng khoáng chất, nhưng lại thiếu hụt chất đạm và béo. Mà như vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng trong cơ thể, nội tiết tố,…Một số người còn gây ra dị ứng, chóng mặt, thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt,…
Lời khuyên của chuyên gia cho điều này, không phải cứ nghe tốt là chúng ta liền sử dụng, cần phải có sự hiểu biết chuyên sâu, hoặc có chuyên gia, những người đã có kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường bằng gạo lứt thành công, thì mới yên tâm áp dụng.
Có nên áp dụng liệu trình 49 ngày chữa bệnh tiểu đường bằng gạo lứt?
(Cơm gạo lứt muối mè)
49 ngày để cân bằng âm dương, do cơ thể bị hư âm lâu ngày, gây ứ trệ mà sinh bệnh. Đồng thời, giúp đào thải độc tố, cải thiện đường huyết, giảm lượng axit uric,…. Đây là cách mà phương pháp thực dưỡng (gạo lứt + muối mè) đem lại.
Không chỉ vậy, theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng gạo lứt, bệnh nhân cần phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ khác(về tinh thần và thể chất) như thiền định, đời sống nghỉ ngơi cân bằng ở những nơi có không khí trong lành, làm các công việc nhẹ. Như vậy, người bệnh mới thực sự được “trọn vẹn” trong 49 ngày trở về với bản nguyên.
Còn nếu, bệnh nhân vẫn còn bồn bề với những công việc hàng ngày, tinh thần căng thăng, nhiều lo toan đời thường, thì chế độ ăn (gạo lứt + muối mè), cơ thể sẽ dễ bị thiếu hụt nguồn năng lượng cần thiết, không đủ dưỡng chất đi nuôi cơ thể, sẽ khiến “phản tác dụng”.
Thêm một điều đáng lưu ý nữa, khi ăn chế độ ròng gạo lứt+ muối mè, người bệnh sẽ khó cưỡng lại những món ăn từ bên ngoài, các món ăn quen thuộc, hay thói quen ăn vặt,… như vậy dễ làm tâm lý của người bệnh căng thẳng, đây cũng là điều làm phản tác dụng điều trị bệnh mà bệnh nhân cần lưu ý.
Những điều nêu trên, thì cách chữa bệnh tiểu đường bằng gạo lứt phải được áp dụng đúng, đủ và trong khoảng thời gian nhất định, chứ không vì nghe thấy lợi ích mà tự mình áp dụng, e sẽ làm tổn hao thêm nguyên khí cơ thể.
Bệnh nhân nên lựa chọn cách chữa bệnh tiểu đường bằng gạo lứt cùng với phác đồ điều trị bệnh khác
(Cần luôn duy trì một lối sống lành mạnh)
Chưa thể nói chắc rằng, phương pháp thực dưỡng có thể chữa bệnh cho tất cả mọi người, mỗi người mỗi cơ thể, không ai giống ai; nên có người áp dụng - hợp, thì đạt hiệu quả; người không đạt hiệu quả điều trị như mong muốn. Nhưng để an toàn, bạn vẫn nên kết hợp cùng với phác đồ điều trị bằng thuốc, nhằm giúp duy trì lượng đường huyết ổn định và kiểm soát các biến chứng cấp và mạn tính do tiểu đường.
Các loại thuốc như thuốc Tây, Đông y, thảo dược, các loại thuốc lá gia truyền,… các phương pháp vật lý trị liệu, các bài tập dưỡng sinh,… Bạn nên lựa chọn áp dụng phù hợp, lượng sức mình, tránh để quá sức, hay phối hợp quá nhiều phương pháp không đạt hiệu quả, gây nên những bất lợi về tâm lý và ảnh hưởng thêm đến sức khỏe của cơ thể.
Lời khuyên từ chuyên gia, bạn nên áp dụng hoặc dần thay thế các loại thuốc tây sang các bài thuốc thảo dược, đông y thân thiện, an toàn và phù hợp với cơ chế tự nhiên bên trong con người. Các thảo dược trong thiên nhiên có thế mạnh về phục hồi và cải thiện từ bên trong cơ thể, chứ không chỉ đi giải quyết vấn đề triệu chứng, và không gây tác dụng phụ.
Kết luận, chữa bệnh tiểu đường bằng gạo lứt được giáo sư Oshawa (người Nhật) đưa ra từ thế chiến 2, đem lại nhiều hy vọng điều trị bệnh và phương pháp bảo vệ sức khỏe chủ động. Tuy nhiên, bản thân phương pháp không có gì sai, mà chúng ta cần phải áp dụng đúng.
Bạn có thể tham khảo thêm các loại thảo dược an toàn giúp ổn định đường huyết hiệu quả từ 7 – 9 ngày nhé!
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Sức khỏe vốn quý như vàng! Vậy nên phải cẩn thận, quý trọng nâng niu y như vậy.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!