Chữa bệnh gút bằng lá tía tô chỉ là giải pháp tạm thời xoa dịu

 

Bạn thân mến!

Cơn đau gout cấp tính với những triệu chứng đau nhức dữ dội, sưng tấy, đỏ, đi lại khó khăn, sốt, mệt mỏi,.. xảy ra ở các khớp như tay, chân,… thường xuất hiện vào ban đêm và kéo dài đến rạng sáng, bệnh nhân khó trở tay kịp. Thường bùng phát sau một bữa ăn nhiều rượu thịt, hay sau một chấn thương, hoặc một cơn sốc tâm lý,…

Trong trường hợp này bạn thường làm gì? Uống thuốc tây? Hay chịu đựng cho cơn đau tự qua? Bạn có biết đến bài thuốc thảo dược dân gian nào không?

Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô là một giải pháp tạm thời, giúp người bệnh xoa dịu được cơn đau nhanh chóng, giảm nhẹ các triệu chứng sưng, tấy, đỏ,…

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về các cách dùng lá tía tô chữa bệnh gút như thế nào!

(Ảnh minh họa từ internet. Bộ phận cây tía tô) 

Nhờ vào điều gì mà lá tía tô giúp đẩy lùi được các triệu chứng đau nhức của cơn gout cấp, hỗ trợ điều trị bệnh gout chủ động?

Chữa bệnh gút bằng lá tía tô là bài thuốc dân gian giúp xoa dịu được cơn đau nhanh chóng cho bệnh nhân, nhờ vào các thành phần dược tính bên trong lá tía tô như sau:

Cây tía tô hay có tên gọi khác như: tử tô, xích tô, é tía. Tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae).

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, nóng, tính ấm, không độc có tác dụng bổ phế, tâm, tỳ, trừ lạnh, giải độc tố, kháng viêm tốt. Thường dùng chữa các căn bệnh như cảm mạo, viêm đường hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,…

Toàn thân cây tía tô đều được dùng làm thuốc như lá, cành, thân, rễ. Dùng phơi khô hoặc sấy hoặc đem tán bột, dùng tươi.

Trong lá tía tô có chứa tinh dầu và các thành phần kháng viêm, giảm đau, sưng tấy, hỗ trợ điều trị bệnh gout cấp tính và đào thải axit uric tăng cao trong máu.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu tại Nhật, trong lá tía tô có chứa 4 thành phần dược tính khác nhau, có tác dụng ức chế các enzym xanthine oxidase – loại enzyme thúc đẩy sự hình thành acid uric, nhờ điều này, giúp axit uric luôn giữ ở mức bình thường.

Áp dụng cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô theo dân gian, đơn giản cho mọi người.

(Ảnh minh họa. Bột lá tía tô)

Cách 1: Dùng lá tía tô tươi

Bệnh nhân sử dụng khoảng 100g lá tía tô tươi dùng ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu và tại các khớp xương, chủ động ngăn chặn các cơn đau do gút tái phát.

Trong trường hợp cơn gút cấp xảy đến, bệnh nhân có thể dùng lá tía tô tươi, nhai hoặc giã nhỏ rồi đắp vào vùng sưng tấy, giúp xoa dịu sự đau đớn và ngăn chặn phản ứng viêm.

Bệnh nhân có thể kết hợp cả hai cách trên để đối phó với cơn đau gút dễ dàng hơn nhé!

Cách 2: Dùng lá tía tô đã phơi khô

Nấu nước lá tía tô: Dùng 50g lá tía tô tươi, đem nấu với khoảng 1- 2 lít nước, dùng uống hàng ngày thay trà, có tác dụng hỗ trợ đào thải axit uric ra ngoài tự nhiên.

Dùng bột lá tía tô: Cũng có tác dụng như trên, dùng bột lá tía tô sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian hơn. Lấy 2 – 3 muỗng cà phê bột lá tía tô, hòa với nước sôi khoảng 1 – 2 lít nước và dùng thay nước uống hàng ngày.

Cách 3: Ngâm chân hoặc tay - nơi bị đau nhức do gout

Dùng lá tía tô khô hay tươi đều được, cho vào 2 lít nước rồi đun sôi, để nguội vừa vừa, rồi ngâm vùng khớp ở chân hay tay bị đau nhức, giúp giảm đau nhức và các tình trạng sưng tấy, đỏ đi kèm.

Ba cách điều trị nêu trên, là những cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô áp dụng đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tuy có một vài thành phần dược tính vượt trội, nhưng bài thuốc chữa bệnh gút bằng lá tía tô vẫn chỉ dựa theo kinh nghiệm dân gian.

(Ảnh minh họa. Trà lá tía tô giúp giảm đau nhức và hỗ trợ đào thải axit uric ra ngoài)

Theo một số chuyên gia, bác sỹ hàng đầu trong ngành, đưa ra đánh giá về bài thuốc từ lá tía tô như một mẹo chữa bệnh, chứ chưa có bằng chứng khoa học cụ thể xác định hiệu quả điều trị bệnh gút vượt trội của loại rau lá vốn dùng ăn sống này.

Vì đây là bài thuốc theo dân gian, cách sử dụng chủ yếu bằng cách uống nước trà, nhai, đắp bên ngoài giảm đau,… nên hiệu quả đem lại không cao và tùy thuộc chủ yếu vào khả năng hấp thu của từng người bệnh.

Hoặc cũng do cách áp dụng bài thuốc không đúng hay chưa đủ liều, điều này ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Chính vì thế, để có hướng điều trị cụ thể và đúng cách, đạt được hiệu quả cao, bệnh nhân cần phải được kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh cụ thể. Đồng thời, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ/chuyên gia, tránh được những biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh gout.

Thêm nữa, bệnh nhân cần nỗ lực ngăn chặn căn bệnh chủ động bằng điều chỉnh lối sống cũ, duy trì chế độ ăn uống khoa học, điều độ, vận động hợp lý - góp phần mạnh mẽ cho quá trình điều trị lâu dài căn bệnh.

Kết luận, chữa bệnh gút bằng lá tía tô là bài thuốc áp dụng theo kinh nghiệm dân gian cho bệnh nhân chủ động điều trị tại nhà. Tuy kết quả điều trị không cao và không đem lại hiệu quả lâu dài, nhưng phần nào giúp người bệnh an tâm về căn bệnh của mình – vẫn còn cách để chữa trị.

Bạn tham khảo thêm bài thuốc thảo dược chữa bệnh gút đã được các chuyên gia tại Mỹ tin dùng và khẳng định kết quả điều trị vượt trội của bài thuốc.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta không nên bỏ qua bất cứ cơ hội nào, vì bệnh sẽ được thuyên giảm từng ngày chỉ từ những bài thuốc thảo dược đơn giản.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 353
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa