Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout thế nào NGĂN tích thêm uric
Bạn thân mến!
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout như thế nào mới đảm bảo không tích lũy thêm axit uric trong máu và khớp xương, ngăn chặn tốt nhất các biến chứng cấp & mạn tính?
95% nam giới (đang trong độ tuổi đi làm) trong xã hội hiện đại khó duy trì được không có một chế độ ăn uống khoa học hàng ngày. Trong khi đó, thường xuyên phải uống rượu bia, ăn nhiều các loại thức ăn giàu đạm béo trên bàn nhậu và không có thời gian hay lười vận động thể dục thể thao.
Đời sống có điều kiện vật chất càng khấm khá bao nhiêu, thì tình trạng sức khỏe của con người xuống dốc nghiêm trọng bấy nhiêu! Hẳn rằng, chúng ta bán sức khỏe để kiếm tiền, hòng để có thật nhiều tiền để mua sức khỏe hay sao?
Sau đây bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường trong bài viết này nhé!
(Ảnh minh họa. Internet)
Mời bạn đọc tiếp!
Tại sao phải xây dựng một chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout mà không phải ‘thích gì ăn nấy’?
Bệnh nhân gout khác người bình thường ở chỗ, là trong cơ thể đã tích lũy lượng lớn axit uric ở trong máu và tại các khớp xương, nên dù muốn thưởng thức các món ăn theo sở thích, nhưng nếu là những thực phẩm chứa nhiều đạm – hàm lượng purine cao, thì đều phải được từ bỏ sớm, nếu không bệnh tình sẽ diễn biến khó lường.
Sở thích là một chuyện, còn bệnh tình nhất thiết phải được xây dựng một nguyên tắc trong ăn uống hàng ngày, thì bệnh mới được ngăn chặn sớm.
Nam giới thường phải ngoại giao, tiếp khách, bạn bè đối tác bên ngoài, việc kiêng khem rất khó đạt được như mong muốn, nhất là việc hạn chế sử dụng bia rượu. Điều này chính là cản trở lớn trong việc ngăn chặn các nguy cơ bùng phát cơn gout cấp tính và các biến chứng mạn tính.
Cho nên, ở Việt Nam với xu hướng – “tất cả đều phải được giải quyết trên bàn nhậu”, việc ngăn ‘cơn lây gout’ (mặc dù căn bệnh không có tính lây truyền) sẽ khó để ngăn chặn trên diện rộng. Trước những lý do không thể chối từ, chẳng mấy người duy trì được một chế độ ăn uống khoa học cho người bị bệnh gout cả! Điều cần thiết cho bất cứ bệnh nhân nào!
Chọn lựa thực phẩm và liều lượng phù hợp trong một chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh
(Ảnh minh họa. Thực đơn lý tưởng để cân đối dinh dưỡng)
Bệnh nhân cần lưu ý các điều sau đây về nguyên tắc chọn thực phẩm cho bệnh nhân gout:
** Nhóm các thực phẩm không nên ăn (không nên ăn – nhóm 3):
• Hạn chế thức ăn chứa nhiều đạm như thịt bò, hải sản, gia cầm, nội tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn,…
• Loại bỏ rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè,…
• Không nên ăn các loại thực phẩm vị chua nhiều như quả chua, dưa chua, cà muối,…
• Các sản phẩm đường ngọt như bánh kẹo, socola, cacao,…
• Cá hộp, thịt hộp,…
** Nhóm thực phẩm ăn với số lượng vừa phải (ăn hạn chế - nhóm 2): Thịt các loại, hải sản các loại, cá các loại, gia cầm, đậu đỗ.
** Nhóm thực phẩm nên ăn:
• Uống khoảng 2 – 2,5 lít nước uống hàng ngày, nên uống nước khoáng, nước rau;
• Sử dụng các thực phẩm chứa ít nhân purine như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, trứng, sữa chua ít béo, pho mát, rau quả.
• Tổng lượng đạm (động vật và đậu đỗ) trong ngày khoảng 150g/ ngày;
• Cần ăn đa dạng các chất dinh dưỡng: đạm, béo, tinh bột và rau xanh trong ngày để duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng và duy trì được các hoạt động trong ngày.
Bạn cùng tham khảo chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout mẫu mà chúng tôi sưu tầm được
(Ảnh minh họa. Chế độ ăn uống nhiều rau xanh cần được ưu tiên cho bệnh nhân gout mỗi ngày)
Gợi ý thực đơn mẫu sau đây cho bệnh nhân gout dựa theo giai đoạn bệnh cụ thể.
** Đối với bệnh nhân gout cấp tính, với nhu cầu năng lượng trong ngày là 1600kcal; cân nặng 50kg:
Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40g = 160 kcal
Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300g = 1200 kcal
Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal
Rau quả ăn tuỳ ý (không ăn loại rau quả có vị chua, cà muối, dưa muối).
Đối với bệnh nhân gout mạn tính, kèm theo các biến chứng nguy hiểm, thực đơn được chia như trên, nhưng lượng đạm (động vật và đậu đỗ) không được quá 100g/ ngày.
Hạn chế các thực phẩm chứa purine, protein không quá 1g/kg/ ngày.
*** Lưu ý: Bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn nhạt, ít dầu mỡ, ưu tiên hơn các món ăn như luộc, hấp, hầm, tránh các món ăn chiên, xào.
Bệnh nhân đang bị thừa cân béo phì cần tăng cường lượng rau xanh, hạn chế lượng đường tinh bột và đạm để hỗ trợ giảm cân an toàn.
Cách tính lượng đạm tương đương để bạn thay thế: Lượng đạm trong 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt = 100g cá = 100g tôm.
(Bài viết có sử dụng tài liệu trên trang web suckhoedoisong.vn)
Tóm lại, chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout không chỉ giúp ngăn chặn các biến chứng cấp và mạn tính, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho phác đồ điều trị phục hồi đạt được kết quả cao nhất.
Bạn tham khảo thêm bộ đôi thảo dược chữa bệnh gout đã nhận được nhiều “nụ cười hạnh phúc” của nhiều bệnh nhân, khi căn bệnh được ngăn chặn hiệu quả sau khoảng thời gian ngắn áp dụng điều trị.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Đừng chăm chăm tìm giải pháp từ bên ngoài để chữa bệnh, mà trước tiên, cần xuất phát từ chính bản thân người bệnh.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!