Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường như thế nào? - Xem ngay lời giải đáp

 

Bạn đọc thân mến!

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta không còn xa lạ với bệnh tiểu đường – một căn bệnh được biết đến như là một kẻ giết người thầm lặng. Với con số người mắc phải tăng nhanh trong những năm gần đây, bệnh đã trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều người mắc phải.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nội tiết do trong cơ thể người bệnh thiếu hoặc không có isulin để chuyển hóa năng lượng đi nuôi cơ thể. Những người mang trong mình căn bệnh tiểu đường thường có quá nhiều đường trong máu.

Vấn đề quản lý và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường là khi bạn quản lý và kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn. Chính vì vậy, những gì bạn ăn vào cơ thể có liên quan rất chặt chẽ tới bệnh tình của bạn. Việc lựa chọn thưc phẩm phù hợp sẽ giúp bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng đường huyết của bạn và giúp cho bạn có thể tránh được những ảnh hưởng liên quan đi kèm không đáng có.

Một khó khăn cho việc điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường hiện nay đó chính là vẫn có nhiều người bệnh chưa nhận thức rõ về căn bệnh, chưa hiểu được nguyên nhân cũng như ăn uống sao cho phù hợp với bệnh.

Thấu hiểu rõ điều đó, bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường nhằm giúp bạn có thể biết cách lựa chọn thực phẩm cho bản thân hay người thân của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường có phải là chế độ kiêng khem đặc biệt không?

Đối với người bệnh đái tháo đường, một chế độ ăn uống phù hợp có vai trò rất quan trọng và ý nghĩa. Nếu bạn mới mắc phải bệnh đái tháo đường, bạn có thể dễ dàng ngăn chặn được các biến chứng bệnh đái tháo đường gây ra bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn và luyện tập.

Tuy nhiên, không phải như thế mà người bệnh đái tháo đường cần phải xây dựng một chế độ kiêng khem đặc biệt. Một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học là ở đó bạn biết cách lựa chọn thức ăn sao cho lượng calo không quá nhiều cũng không quá ít, nó đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn trong các hoạt động từng ngày mà không gây ra tình trạng dư thừa làm bệnh trở nên tệ hơn.

Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường (và cả những người không mắc bệnh), chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học bao gồm:

* 40% đến 60% lượng calo từ carbohydrate.

* 20% calo từ protein.

* 30% hoặc ít hơn calo từ chất béo.

Chế độ ăn uống của bạn cũng nên hạn chế cholesterol, ít muối và chế độ ăn ít đường.

Bạn có được sử dụng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường?

Trong những nằm gần đây, có khá nhiều tổ chức và hiệp hội đã nghiên cứu và quan tâm hơn đến chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường. Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra nhận định như sau:

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng một ít đường trong chế độ ăn của mình, nếu sử dụng một cách hợp lý nó sẽ không gây ra bất kì vấn đề nào.

Bạn chỉ cần cẩn thận hơn về việc lựa chọn lượng đường và loại đường sử dụng. Hiện nay, có nhiều loại đường đã được sản xuất để dành riêng cho người bệnh tiểu đường nên bạn có thể dễ dàng sử dụng hơn.

Nguyên tắc chung của Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là gì?

Để có thể lựa chọn cho bản thân một chế độ ăn phù hợp mà không gây ảnh hưởng tới tình trạng của mình, bạn cần phải nắm rõ được tình trạng bệnh của mình đang nằm ở mức độ nào, chỉ số đừng huyết của bạn đang ở trong khoảng bao nhiêu để từ đó có thể xác định được lượng calo cần thiết bạn cần phải cung nạp.

Nguyên tắc chung của Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là được xác định như sau:

Ăn nhiều rau không tinh bột, các loại đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng vì các thực phẩm này có chỉ số đường huyết thấp

Sử dụng ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn vì lượng chất xơ trong các thực phẩm này rất thấp mà chất béo chiếm tỷ trọng nhiều.

Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.

Hạn chế đồ ngọt, Giảm sử dụng nước ép trái cây và không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt, có ga vì nó sẽ làm cho lượng đường huyết của bạn tăng cao.

Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.

Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.

Thiết lập các bữa ăn của mình thành ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.

Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ, không được ăn quá no trong một lần ăn.

Sử dụng các thực phẩm như thế nào trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường?

Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm cho người đái tháo đường:

Carbohydrate: Carbonhydrate được tìm thấy trong trái cây, rau, đậu, thực phẩm từ sữa và thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì. Cố gắng sử dụng trái cây tươi thay vì trái cây đóng hộp, nước ép trái cây hoặc trái cây khô. Bạn có thể ăn rau tươi. Các loại gia vị như mayonnaise không béo, sốt cà chua và mù tạt cũng là carbohydrate bạn có thể sử dụng, nhưng cần hạn chế.

Chất đạm: Protein có trong thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, đậu và một số loại rau. Cố gắng ăn thịt gia cầm và cá thường xuyên hơn thịt đỏ. Đừng ăn da của các loại gia cầm. Ngoài ra, cắt thêm chất béo từ tất cả các loại thịt.

Chất béo: Chất béo cũng có trong nhiều sản phẩm sữa và thịt. Cố gắng tránh các món chiên, các món ăn có chứa mayonnaise (trừ khi chúng được làm bằng mayo không béo), lòng đỏ trứng, thịt xông khói và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bạn biết bạn có thể ăn bao nhiêu gram chất béo mỗi ngày. Hãy nhớ rằng những sản phẩm này thường có thêm đường.

Trao sức khỏe trọn vẹn! Việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng một chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường là một vấn đề mà người bệnh đáng cần phải quan tâm. Hãy hiểu rõ và xây dựng cho mình một chế độ ăn thật tốt bạn nhé.

5 | ★ 148
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol