Chẩn đoán và điều trị tiểu đường cần đúng mới đạt kết quả

 

Bạn thân mến!


Đã có nhiều người bệnh bị chẩn đoán bệnh sai, vì do các biểu hiện của nhiều căn bệnh na ná nhau, nhưng trong một thời gian điều trị, bệnh không bớt đi mà còn khiến nặng hơn, biến chứng ngày càng rõ rệt, thì được xác định là chẩn đoán bệnh sai.

Thành ra, chẩn đoán và điều trị tiểu đường đi đôi với nhau, chẩn đoán đúng thì kết quả sẽ đạt được, còn sai, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, thiệt hại cả về sức khỏe và kinh tế.

Bởi vậy, đối với các căn bệnh nan y nguy hiểm, bác sỹ thường phải cho xét nghiệm đi xét nghiệm lại bằng nhiều phương pháp để chẩn đoán đúng bệnh, rồi mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu những biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường để bạn hiểu hơn về chính cơ thể mình mà biết cách phòng tránh bệnh hoặc phát hiện sớm bệnh.

(10 triệu chứng đặc chưng của bệnh tiểu đường)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Căn cứ vào 10 triệu chứng sau đây để bạn có thể tự chẩn đoán và tiến hành điều trị tiểu đường sớm nhất có thể

Nếu bạn có đa số các triệu chứng sau đây:

• Thường xuyên đi tiểu nhất là vào ban đêm, do phải thải loại lượng glucose trong máu do thận yếu.

• Hay bị khát nước, nhiều hơn bình thường và cần phải bổ sung nhiều nước.

• Giảm cân nhanh chóng không có chủ đích, nếu bạn giảm từ 4,5 – 8 kg trong 2 đến 3 tháng thì cần phải đi kiểm tra sức khỏe ngay.

• Thường xuyên đói, mặc dù mới ăn xong

• Triệu chứng trên da như da khô, ngứa, dị ứng, xạm,…

• Vết thương chậm lành, dễ nhiễm trùng

• Nhiễm nấm

• Cảm giác mệt mỏi khó chịu

• Giảm thị lực

• Ngứa ran hoặc tê chân tay, đau rát do thần kinh bị hư hại.

Nếu bạn có đa số các biểu hiện trên, thì nên sớm đến bệnh viện tiến hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường.

Tình trạng kháng insulin trong cơ thể và đường huyết tăng cao lúc đói cũng là triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường trải qua 4 giai đoạn:

Đề kháng insulin(Giai đoạn 1 – GĐ 1)  Phát hiện đường huyết tăng cao lúc đói(GĐ 2)  Đường huyết khó kiểm soát, chỉ số HbA1c cao (GĐ 3)  Giai đoạn tiểu đường mạn tính với nhiều biến chứng phối hợp (GĐ 4).

Để phát hiện từ giai đoạn sớm của bệnh, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, 6 tháng -1 năm/ lần. Đối với gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường, bệnh gout, béo phì,… cần phải chú ý đến việc tầm soát nguy cơ mắc bệnh, cũng như tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học cho cả gia đình, vận động phù hợp đều đặn, tinh thần lạc quan thì mới đẩy lùi được nguy cơ bệnh tật.

Bạn biết đấy, tỷ lệ di truyền từ ông bà cha mẹ sang các con, cháu rất cao. Bạn có thể tham khảo tỷ lệ di truyền sau đây:

Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường thì con cái sinh ra sẽ có nguy cơ 75% mắc bệnh; nếu cha hoặc mẹ bị mắc thì con số là 15 – 20%. Vì gene di truyền đã được định hình từ trong bụng mẹ, kể cả khi trước đó hoặc trong quá trình mang thai, người mẹ không bị mắc tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ.

Thậm chí, nếu trong gia đình có ông bà bị mắc tiểu đường, mà đời cha mẹ không bị, nhưng đến đời thứ 3 con cháu vẫn có nguy cơ cao mắc tiểu đường, béo phì hoặc gặp tình trạng kháng insulin do yếu tố di truyền cách.

Vậy nên, đây chính là điểm quan trọng để bạn chẩn đoán và điều trị tiểu đường sớm ngay từ trong trứng nước.

(Bệnh tiểu đường có tính di truyền từ ông bà cha mẹ sang con cháu)

Các yếu tố sau đây sẽ giúp bạn chẩn đoán tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường ở những người không có các triệu chứng đái tháo đường nêu trên:

Sau đây là các yếu tố chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 ở người lớn:

a) Người lớn có chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:

• Ít vận động thể lực

• Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)

• Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp)

• Nồng độ HDL cholesterol 250 mg/dL (2.82 mmol/L)

• Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm

• Phụ nữ bị buồng trứng đa nang

• Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ

• HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.

• Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen...).

• Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

b) Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.

c) Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1-3 năm. Có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm trước đó và yếu tố nguy cơ. Đối với người tiền đái tháo đường: thực hiện xét nghiệm hàng năm.

Đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, hoặc những thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học trong cuộc sống thì có đa số các yếu tố trên cần sớm chẩn đoán và điều trị tiểu đường kịp thời.

(Trong bài có sử dụng thêm tài liệu theo quyết định 3319/QĐ-BYT, ban hành ngày 19/7/2017 do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành)

Vậy nên, chẩn đoán và điều trị tiểu đường cần phải đúng hướng thì mới đạt được kết quả, bằng không sẽ gây tổn thương thêm cho cơ thể người bệnh nếu như điều trị sai bệnh.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Trước hết bạn phải hiểu bệnh, rồi đến hiểu mình và sẽ lựa chọn được một phương pháp điều trị hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 472
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol