Giải pháp cần phòng ngừa và điều trị bệnh gút ngay hôm nay
Bạn thân mến!
Làm thế nào sống trong thời đại này mà vẫn phòng và tránh được bệnh gút. Bệnh gút thử hỏi làm sao không gia tăng khi số lượng bia được tiêu thụ 4,8 tỷ lít bia/năm, các quán nhậu đông nghẹt người. Cuộc sống công nghiệp khiến cho bệnh gút có cơ hội ngày một phát triển.
Gút là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến với những biến chứng khó lường. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh bạn cần có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả, đồng thời cần chủ động phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chính bản thân mình.
(Hình ảnh minh họa)
Cách điều trị bệnh gout
Sử dụng các loại sản phẩm điều trị giảm đau kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Indomethacin, Ibuprofen, prednisone. Với các loại sản phẩm này, bạn cần phải tuân theo nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ chứ không được tự ý sử dụng vì nếu sử dụng chúng kéo dài sẽ gây nên các căn bệnh khác như viêm loét, xuất huyết dạ dày, rất nguy hiểm.
Trường hợp bạn bị cơn gút cấp tính:
Bác sỹ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp, đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng acid uric trong máu của bạn để giúp việc điều trị bệnh gút cấp tính hiệu quả.
Sau khi cơn gout cấp tính giảm đau:
Bạn có thể dùng các loại sản phẩm điều trị có tác dụng ngăn ngừa, giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát bởi nó giảm nồng độ và tốc độ sản xuất axit urid trong cơ thể gồm: Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và probenecid (Benemid).
Không uống các sản phẩm điều trị làm tăng acid uric máu:
Đó là các sản phẩm lợi tiểu, giảm đau, hạ sốt. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm điều trị nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason…) vì chúng có thể làm giảm đau nhanh nhưng lại làm tăng acid uric máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính.
Tự chăm sóc bản thân khi bị bệnh gút nhằm hỗ trợ điều trị bệnh đồng thời ngăn cho bệnh tái phát nặng hơn
Không ăn thức ăn nhiều purin: Nhằm giảm lượng acid uric để không bị tích lũy thành tinh thể ở các khớp và các tổ chức mềm. Chính vì thế, bạn cần hạn chế ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết; cá trích, cá mòi, trứng cá; thịt đỏ, thịt muối; phô mai; cua; tô và một số thực phẩm thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như nấm, đậu hạt các loại.
Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn và chất kích thích trong khi điều trị bệnh gút.
Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép hoa quả hay nước trà thanh nhiệt để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Duy trì cân nặng hợp lý:
Nếu bạn bị béo phì, thừa cân hãy có biện pháp giảm cân phù hợp để giảm lượng acid urid trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp.
Tuyệt đối không nên nhịn đói để giảm cân vì nó làm nồng độ acid urid trong máu tăng nhanh, bạn nên ăn nhiều bữa một ngày và trong thực đơn bổ sung thêm nhiều rau quả tươi thay vì cá thức ăn giàu đạm làm tăng hàm lượng acid urid trong máu.
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai của các khớp giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
Cách phòng ngừ bệnh gout
Có thể phòng tránh được bệnh gút bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học với mục đích tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các mầm bệnh và duy trì hàm lượng acid urid trong máu ở mức độ vừa phải. Chính vì thế, để đề phòng bệnh gout bạn cần:
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
- Lựa chọn cho mình một môn thể thao hay bài tập phù hợp và tập luyện đều đặn mỗi ngày, ít nhất là 5 lần/1 tuần, mỗi lần 30 phút.
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế ăn các thực phẩm có tác dụng làm tăng hàm lượng acid urid trong máu.
- Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc và giải độc cơ thể, có thể uống thêm nước khoáng kiềm để tăng khả năng bài tiết thải acid urid.
- Trong thực đơn hàng ngày nên ăn thêm: ngũ cốc, bánh mì trắng, các loại rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả.
Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 15g thịt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc.
Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
Tránh ăn những món ăn, cay nóng, hạn chế gia vị trong chế biến bữa ăn hàng ngày, hạn chế những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh… vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.
Bấm vào tại đây xem >>> Bí quyết trị bệnh gout.
Trên đây là cách phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả mà chúng ta cần phải nắm vững để có những thay đổi trong cách sống, cách sinh hoạt của chính mình nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình một cách tốt nhất. Dù trong hoàn cảnh nào, phòng bệnh vẫn hơn chữa trị bệnh, một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống khoa học hợp lý, một thời khóa biểu luyện tập thể dục thể thao đều đặn và uống đủ nước mỗi ngày luôn là biện pháp phòng, hộ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe tốt nhất.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!