Cách trị bệnh gout, giải pháp phòng tránh hiệu quả nhất

 

Bạn thân mến!

Gout là một trong những bệnh đang rất phổ biến hiện nay. Thông thường bệnh gout xuất hiện không phân biệt giới tính, lứa tuổi và có nhiều khó khăn trong việc điều trị. Bệnh gout hay còn gọi là Thống Phong, hiện đang là căn bệnh đứng hàng thứ 4 trong số 15 bệnh về xương khớp thường gặp nhất. Nếu không sớm điều trị có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí bại liệt suốt đời.

Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh căn bệnh nguy này nhé. 

 

Định nghĩa bệnh Gout.

Bệnh gout thực chất là một dạng viêm khớp xuất hiện do sự tích tụ quá nhiều Acid Uric trong máu gây nên. Các lớp Uric này cứ lắng đọng tại các khớp khiến vị trí này bị sưng phồng và biến dạng. Các tinh thể Uric (Urat) tạo thành các cạnh sắc nhọn cọ sát gây đau đớn, khó chịu khi hoạt động.Bên cạnh đó, lượng Urat không thể được đào thải hết qua thận, có thẻ gây sỏi thận, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh Gout.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây phát sinh bệnh Gout, cụ thể như sau:

Nguyên nhân di truyền: Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra Gout. Nếu trong gia đình bạn có nhiều người bị bệnh Gout, thì khả năng di truyền của bệnh là khá cao. Thông thường, nhóm đối tượng này thường có quá trình tổng hợp Purin nội sinh khá cao khiến cho lượng acid uric trong máu tăng theo một cách đáng kể.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu Purin như thịt, hải sản, đậu hà lan, bột yến mạch, cải, măng, nấm hoặc uống quá nhiều bia rượu.. sẽ khiến gia tăng sự hình thành và tích lũy nhân acid uric trong cơ thể gây hiện tượng Gout. Bên cạnh đó, việc hấp thụ quá nhiều đạm còn khiến phát tán nhanh các nhân Purin, khiến chúng có khả năng bắt cặp với bất kỳ loại gen nào, dẫn đến tình trạng biến đổi và di truyền gen gây ra Gout.

Hậu quả của các bệnh lý về thận: Trường hợp chức năng thận suy giảm do mắc các bệnh như viêm thận mãn tính, suy thận… khiến quá trình lọc và đào thải Acid uric kém đi, khiến lượng thừa của loại chất này tồn đọng và tích lũy lại trong cơ thể, mà chủ yếu là ở các khớp chân, tay.

Bẩm sinh: Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhất. Những người bệnh dạng này thườn đã có sẵn lượng acid uric rất cao trong cơ thể, khiến khả năng mắc bệnh tăng thêm.

Ngoài ra, y học còn chứng minh được có sự liên quan lớn giữa bệnh gout với các bệnh nhân mắc Đái tháo đường, béo, mỡ máu hoặc sử dụng các loại sản phẩm diệt tế bảo trong các trường hợp điều trị ung thư.

Thói quen ăn uống chính là một trong số nguyên nhân gây gout  

Triệu chứng và đối tượng của bệnh Gout.

Như chúng ta đã biết, biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhân gout chính là sự sưng tấy, đau nhức dữ dội tại nhiều vùng khớp xuất hiện ngày một tăng lên và nhiều hơn. Nhưng thực chất, dấu hiệu sớm nhất nhưng lại bị nhiều người bỏ qua nhất chính là việc có cảm giác buồn buồn ở các đầu khớp cảm giác này giống như có một đàn kiến bò xung quanh đầu xương đặc biệt vào buổi tối.

 

Sức tàn phá khủng khiếp của Gout 

Ở giai đoạn sau của bệnh gout, vị trí khớp sẽ xuất hiện nhiều những khối u gọi là hạt Tophi, ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài và có nguy cơ gây biến dạng khớp, thậm chí tàn phế nếu không điều trị kịp thời.

Tỷ lệ nam giới mắc bệnh gout cao hơn so với nữ giới, đa phần là do thói quen ăn uống có nhiều đạm và sử dụng rượu bia nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở lớn đến quá trình phòng tránh và điều trị gout hiện nay.

Phòng và trị bệnh Gout.

Điều đầu tiên cần nhớ trong phòng và điều trị gout chính là cải thiện từ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Đa phần các trường hợp bệnh nhân bị gout trong giai đoạn mới bắt đầu đều cần phải điều chỉnh lại thói quen ăn uống: Giảm bớt lượng đạm hấp thu qua thức ăn hằng ngày. Tăng tỷ lệ rau xanh và các loại vitamin, giữa giúp loại phòng tránh gout vừa tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật, tốt cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn của cơ thể. Nói không với rượu bia cũng như các chất kích thích, tăng cường vận động và tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân gout mãn tính, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học. Việc cần thiết nhất chính là sử dụng một số loại sản phẩm giúp tăng cường đào thải acid uric trong máu, hỗ trợ thận và cân bằng các yếu tố trong cơ thể. Nên ưu tiên các loại sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, sẽ mang lại hiệu quả tốt mà không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

Ảnh thảo dược mỹ trị bệnh gút

Hiệu rõ về nguyên nhân gốc rễ bệnh gout, các triệu chứng lâm sàng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để phòng tránh cũng như hỗ trợ cho những người thân yêu của mình trong trường hợp mắc gout. Hãy nhớ rằng, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa trị bệnh. Vì thế, hãy thay đổi chế độ sinh hoạt của bạn và những người thân yêu ngay hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh và cuộc sống hạnh phúc nhất!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 446
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa