Cách điều trị tiểu đường thai kỳ không cần phải tiêm insulin?

 

Bạn thân mến!

Nếu không phải trong trường hợp cấp bách hay không còn sự lựa chọn nào khác, thì cách điều trị tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên điều chỉnh lối sống, hạn chế tối đa áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc, kể cả tiêm insulin (mặc dù insulin được đánh giá an toàn cho phụ nữ có thai), tránh những tác động không mong muốn cho mẹ và thai nhi.

Vậy nên có thể nói rằng, thông qua chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày sẽ giúp duy trì mức đường huyết ổn định và an toàn. Nhưng điều này quả không dễ dàng chút nào, đối với giai đoạn thai nghén, mẹ phải ăn cho cả hai, nên nhu cầu ăn uống thay đổi và nhiều hơn trước là chuyện bình thường.

Ổn định đường huyết là mục tiêu mà cách điều trị tiểu đường thai kỳ cần đạt được

Mời bạn đọc tiếp nội dung phía dưới để tìm hiểu thêm!

Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm ở chỗ, bệnh nhân cần phải luôn chú ý đến mức đường huyết trước - sau khi ăn và các thời điểm khác trong ngày. Rối loạn chuyển hóa đường trong máu nếu không được kiểm soát tốt, sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.

Sức khỏe của người mẹ như thế nào, em bé trong bụng cũng như thế. Tương tự, mức đường huyết của mẹ tăng cao, em bé cũng chịu ảnh hưởng như vậy. Khiến trong giai đoạn này, người mẹ sẽ mệt mỏi và khó chịu nhiều hơn, gây ra nhiều vấn đề thai nghén, và cần luôn chú ý giữ gìn sức khỏe tốt nhất.

Vậy, bà mẹ có nên áp dụng cách điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách tiêm insulin để duy trì đường huyết không?

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ dù bằng cách nào đều phải duy trì mức đường huyết ổn định

Hậu quả nào để lại cho bà bầu và thai nhi nếu đường huyết không ổn định?

• Ảnh hưởng cho người mẹ:

+ Tăng nguy cơ tiền sản giật – 4 lần.

+ Thai to dễ sang chấn khi sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn,…

+ Băng huyết sau sinh.

+ Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật tăng.

+ Đa ối, dễ gây sinh non, đau nhiều trước khi sinh hoặc có thể gây vỡ ối, nguy hiểm đến mẹ và con.

• Nguy cơ cho em bé khi sinh ra:

+ Gia tăng tỷ lệ dị dạng thai nhi: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, tim mạch,…

+ Thai to hoặc kém phát triển

+ Suy hô hấp cấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do đường huyết tăng cao.

+ Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết.

+ Tỉ lệ tử vong khi sinh tăng gấp 2-5 lần.

Có thể áp dụng phương pháp tiêm insulin để điều trị tiểu đường thai kỳ không?

Phương pháp tiêm insulin có thể dùng trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, kết hợp với điều chỉnh lối sống, không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi trong bụng. Bạn cần nên nhớ, phải có được sự hướng dẫn của bác sỹ và tuân thủ liều lượng bác sỹ kê đơn.

Tuy nhiên, việc tiêm insulin cũng có mặt lợi và nguy cơ, nếu không tiêm đúng cách, đủ liều thì sẽ rất nguy hiểm.

Đối với các bệnh nhân bình thường, khi tiêm insulin có nhiều tác dụng phụ đi kèm như dị ứng, ngứa ngáy, lõm phần tiêm, hạ đường huyết đột ngột,… bạn cần phải yêu cầu tư vấn về những vấn đề này trước khi áp dụng.

Lối sống của người mẹ là áo giáp sắt - bảo vệ sức khỏe toàn diện cho mình và em bé

Tinh thần và chế độ ăn uống phù hợp giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường thai kỳ

Đi cùng với các cách điều trị tiểu đường thai kỳ, cần phải điều chỉnh lối sống, giúp tăng sức đề kháng tự nhiên và chặn đứng các nguy cơ của bệnh.

Không chỉ riêng bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ mới chú trọng đến điều này, mà các bà mẹ khác cần phải duy trì một chế độ ăn uống điều độ, vận động phù hợp và luôn giữ tinh thần lạc quan để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con, chuẩn bị tốt cho cuộc vượt cạn phía trước.

• Chế độ ăn uống cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng (đạm, béo, đường bột, vitamin & khoáng chất), liều lượng dùng phù hợp, vừa giúp ổn định đường huyết vừa duy trì sức khỏe và đề kháng cho mẹ và thai nhi.

• Vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày, giúp tăng cường chức năng chuyển hóa đường trong cơ thể, tăng dẻo dai.

• Tinh thần lạc quan, thư thái và tránh áp lực tuyệt đối, người mẹ phải được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng hoàn toàn.

Ngoài hai cách điều trị tiểu đường thai kỳ trên, khi áp dụng, bạn cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt – lối sống và điều trị bằng insulin, cũng có các loại thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ, nhưng theo đánh giá chung thì không có hiệu quả nhiều. Đối với bất cứ loại thuốc, bạn không được tự ý mà cần phải có ý kiến của bác sỹ, kiểm soát tác dụng phụ của thuốc, tránh dị tật bẩm sinh cho trẻ khi sinh ra.

Sau khi sinh thì các triệu chứng của bệnh tiểu đường sẽ hết, đường huyết của sản phụ và trẻ sơ sinh sẽ ổn định trở lại, nhưng chúng ta không được chủ quan, cần phải tiếp tục theo dõi đường huyết và duy trì chế độ ăn uống, vận động điều độ, tinh thần thoải mái, nhằm đẩy lùi nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cho mẹ và cho trẻ - mắc tiểu đường type 1 khi lớn lên.

Kết luận, tuy bệnh tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mắc phải trong thời gian ngắn, nhưng cách điều trị tiểu đường thai kỳ cần phải hết sức thận trọng và tầm soát bệnh trong tương lai bằng lối sống khoa học.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta hãy luôn cùng chung tay xây đắp sức khỏe cho cộng đồng, cho mỗi gia đình đều có sức khỏe tốt và hạnh phúc trọn vẹn!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 320
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol