Cách điều trị bệnh tiểu đường type 1 khó khăn luôn song hành

 

Bạn thân mến!

“Khó khăn nào rồi cũng phải vượt qua” điều này luôn khích lệ cho cha mẹ có con em mắc bệnh tiểu đường type 1, cho nên cần xác định, cách điều trị bệnh tiểu đường type 1 luôn song hành cùng khó khăn.

Nói đến riêng việc điều trị bệnh cho trẻ đã khó, mà hiện nay, cách điều trị bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em chủ yếu là thay đổi lối sống cũ và duy trì liều tiêm insulin lại càng khó khăn hơn.

Chúng tôi nói đến khó khăn cũng chỉ nhằm mục đích chuẩn bị tinh thần cho phụ huynh, để đồng cảm và tìm ra hướng điều trị chủ động tốt nhất mà thôi.

(Trẻ cần điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều rau xanh giàu chất xơ)

Mời bạn đọc tiếp nội dung bài viết nhé!

Hai cách điều trị bệnh tiểu đường type 1 được áp dụng chủ yếu hiện nay là điều chỉnh lối sống + tiêm insulin, khó khăn nào gặp phải khi áp dụng cho trẻ?

1/ Khó khăn khi điều chỉnh lối sống:

Ngay sau khi được chẩn đoán trẻ mắc tiểu đường type 1, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tái thiết lại thói quen của cả gia đình – cũng là vừa hỗ trợ quá trình ổn định căn bệnh cho trẻ, vừa giúp bảo vệ các thành viên khác phòng ngừa căn bệnh (trong trường hợp chưa mắc bệnh):

a) Điều chỉnh chế độ ăn uống:

• Cần phải chia nhỏ bữa ăn của trẻ ra làm 5-6 bữa trong ngày, 3 bữa chính + 3 bữa phụ.

• Sử dụng nhiều hơn các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít ngọt, các loại hạt

• Loại bỏ đường tinh luyện trong ăn uống cũng như chế biến thức ăn; các sản phẩm từ đường: kẹo, bánh, nước ngọt, siro,…

• Bổ sung nhiều khẩu phần rau xanh trong bữa ăn

• Cần phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: đạm, đường tinh bột, béo và vitamin & khoáng chất cần thiết; giúp tăng sức đề kháng, năng lượng cần thiết cho việc học tập và các hoạt động khác trong ngày.

• Cần phải chú trọng giảm cân nếu như trẻ đang bị thừa cân béo phì, lượng thức ăn giảm từ 15-20% cho trẻ béo phì/ mỗi ngày.

b) Thói quen vận động thể dục thể thao: Cần phải duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút, để giúp cơ thể trẻ tăng sự chuyển hóa các chất, tăng độ nhạy của insulin, đào thải độc tố và lượng mỡ dư thừa, nên chọn những nơi công viên có nhiều cây xanh, thoáng đạt và yên tĩnh nhé!

c) Ngủ nghỉ, thư giãn và các chế độ sinh hoạt phù hợp:

Cần phải thiết lập một chế độ ngủ nghỉ cho trẻ, tránh để trẻ học bài quá sức, hoặc chơi trò quên thời gian đi ngủ hay không chịu ngủ nghỉ. Điều này, phụ huynh cần phải nghiêm khắc hơn với trẻ, mới có thể thay đổi được thói quen này.

d) Tinh thần trong gia đình: Duy trì một không khí gia đình vui vẻ, thoải mái, tích cực và luôn có tiếng cười, trẻ sẽ không cảm thấy lo lắng về căn bệnh hay có cảm giác cô độc chiến đấu với bệnh tật.

Cha mẹ phải là người hướng dẫn tất cả những điều trên cho trẻ, cách điều trị bệnh tiểu đường type 1 bằng điều chỉnh lối sống cũ sẽ rất khó khăn. Vì vậy, bạn phải vừa dùng tình yêu thương để khuyên bảo trẻ, đồng thời cần phải nghiêm khắc với trẻ, để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc loại bỏ các tác nhân nguy hiểm từ chế độ ăn uống đến khả năng ổn định đường huyết.

2/ Những trở ngại khi tiêm insulin mỗi ngày:

(Trẻ phải quen dần với việc tiêm insulin hàng ngày)

Có nhiều trẻ sợ kim tiêm, chẳng hiểu sao lại sợ, chắc thấy nó nhỏ nhỏ và đâm vào người thì sợ thôi. Đây là trở ngại cho phụ huynh khi tiêm insulin cho trẻ mỗi ngày, có khi là cực hình của cả cha mẹ lẫn trẻ nữa.

Tuân thủ thời gian tiêm và liều lượng cần tiêm, tùy theo bác sỹ chỉ định liều điều trị, cần tiêm insulin cách bữa ăn khoảng thời gian bao lâu, phụ huynh cần phải theo dõi và tuân thủ; cần phải tiêm đúng cách và đủ liều lượng, nếu tiêm thiếu liều cũng sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Kiểm soát tác dụng phụ sau tiêm, cần phải đến ngay bệnh viện nếu có chiều hướng nguy hiểm:

• Nếu sau tiêm insulin bạn thấy vùng da của trẻ có dấu hiệu sưng, chuyển sang màu đỏ, phát ban, ngứa, mắt và môi bắt đầu sưng lên.

• Nếu các triệu chứng nặng có thể đe dọa tính mạng như sưng lưỡi, đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt, hoặc ngất xỉu.

• Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là Hạ đường huyết gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, chiếm 16% ở bệnh nhân tiểu đường type 1. Biểu hiện ban đầu như lú lẫn, vã mồ hôi, tim nhanh, và có thể dẫn đến hôn mê, co giật, rối loạn nhịp tim, sa sút thần kinh và tử vong. Nguy cơ hạ đường huyết tăng cao khi bạn sử dụng quá nhiều hoặc tiêm insulin liên tục cho trẻ.

• Tăng cân do cơ thể sử dụng hiệu quả lượng calo hơn trong quá trình điều trị bằng tiêm insulin, nên cần phải điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập thể dục.

Nếu bạn và trẻ có thể cùng nhau vượt qua được các khó khăn trong việc áp dụng triệt để cách điều trị bệnh tiểu đường type 1 bằng lối sống, thì trẻ sẽ không phải áp dụng tiêm insulin, giúp duy trì lượng đường trong máu không ổn định tự nhiên. Như vậy, trẻ sẽ sống “bình thường” với căn bệnh nan y bằng những thói quen tự nhiên được tái thiết lập này.

Kết luận, cách điều trị bệnh tiểu đường type 1 – loại tiểu đường thường mắc ở lứa tuổi dưới 20 tuổi, việc thay đổi đời sống ‘vốn quen thuộc’ của trẻ là trở ngại trong việc duy trì chỉ số đường huyết an toàn.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khổ luyện và có niềm tin trong việc phòng và chữa bệnh thì cuối cùng cũng sẽ đạt được kết quả tốt thôi!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 116
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol