Cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai tránh dị tật thai nhi

 

Bạn thân mến!

Bất cứ bà mẹ nào khi sinh con ra đều mong muốn con được khỏe mạnh, lành lặn, bình an,… không ai muốn nghĩ đến những điều không may cả. Vì lẽ đó, để tránh những dị tật thai nhi do biến chứng tiểu đường, mẹ bầu cần phải áp dụng nghiêm ngặt cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai thông qua điều chỉnh thói quen sinh hoạt và dùng thuốc.

Sau đây là các cách điều trị cơ bản cho mẹ bầu áp dụng và kiểm soát tốt căn bệnh của mình trong suốt quá trình mang thai.

Ổn định đường huyết là mục tiêu cần đạt được với cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Khi ở trong bụng mẹ, mẹ và bé là một, mẹ ăn gì bé sẽ ăn đó, nên khi mẹ tăng đường huyết, thì thai nhi cũng bị tăng đường huyết theo.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể điểm một vài nguyên nhân chính được y học chứng minh như:

• Do độ tuổi mang thai của người mẹ lớn(trên 30 tuổi)

• Người mẹ bị thừa cân béo phì

• Do chủng tộc, vị trí địa lý quốc gia, châu lục

• Người mẹ bị huyết áp cao

• Người mẹ sinh con to(trên 4kg)

• Do tiền sử gia đình người thân cùng huyết thống mắc tiểu đường

• Ngoài ra, các phụ nữ đã từng sảy thai, hoặc tiền sản giật đều có nguy cơ cao

• Người mẹ đang mắc tiểu đường

• Mẹ đã bị đái tháo đường trong lần mang thai trước

Nếu như bạn có một trong những nguyên nhân trên đây, thì không được chủ quan với căn bệnh này. Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, cần phải tầm soát nguy cơ và kịp thời điều chỉnh ngay nếu như có dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện.

Cũng chính là để hạn chế những tác động (có thể có) đến sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu này.

Vậy nên cần phải có cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai phù hợp để kiểm soát tốt nhất các vấn đề của căn bệnh nguy hiểm này.

Trước hết, bạn phải hiểu về các biến chứng có ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi nếu như đường huyết không ổn định:

1. Biến chứng đối với sản phụ:

Tiền sản giật(tăng 4 lần so với người bình thường);

Bệnh ĐTĐ ketoacidosis;

Bệnh đa ối;

Bệnh võng mạc;

Bệnh thận;

Tỷ lệ sinh mổ cao;

Dễ bị băng huyết sau sinh;

Bệnh tiểu đường có kèm theo các biến chứng ở tim mạch, huyết áp, suy giảm sức đề kháng, nhiễm trùng,…

2. Biến chứng lên thai nhi trong quá trình mang thai:

Sẩy thai;

Thai chết lưu không rõ nguyên nhân;

Tử vong chu sinh vào khoảng 2-5%;

Dị tật bẩm sinh;

Các biến chứng ở trẻ sơ sinh như hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubin máu;

Thai to khó khăn khi sinh;

Vậy có cách nào để phòng tránh được bệnh tiểu đường thai kỳ hay cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai nào đạt hiệu quả hiện nay?

Ưu tiên trên hết sự an toàn cho mẹ và thai nhi

Các chuyên gia đề xuất cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai như thế nào cho bà mẹ Việt?

1. Để điều trị: Hiện nay chỉ có hai cách hỗ trợ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất hiện nay để ổn định đường huyết, đó là điều chỉnh lối sống và tiêm insulin.

1.1) Điều chỉnh lối sống: Lối sống là yếu tố dẫn đến mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

+ Đối với chế độ ăn uống, mẹ bầu cần phải hạn chế tối đa các món ăn ngọt như bánh kẹo, nước ép trái cây, socola, nước ngọt,… mà thay vào các thực phẩm giàu chất xơ, ít ngọt.

+ Ăn uống đầy đủ chất (đạm, béo, tinh bột, rau xanh trái cây) trong mỗi khẩu phần ăn.

+ Uống nước đủ khaongr 6- 8 cốc/ ngày.

+ Vận động điều độ và nhẹ nhàng để tăng sức dẻo dai, cải thiện tình trạng kháng insulin, tăng độ nhạy và hoạt động của insulin trong cơ thể.

+ Luôn duy trì tinh thần lạc quan và vui vẻ, tránh căng thẳng, cáu gắt hay buồn bã, sẽ làm cho bệnh nặng thêm và cơ thể cũng yếu ớt hơn.

1.2) Tiêm insulin:

Nếu bác sỹ đánh giá mức đường huyết không ổn định và nếu kéo dài tình trạng này, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn cho mẹ và thai nhi, sẽ chỉ định liều tiêm insulin phù hợp để giúp đảm bảo chỉ số đường huyết lý tưởng.

Insulin cũng được sử dụng khi sinh, hoặc khi mổ hay trong những trường hợp cấp cứu.

2. Phòng tránh: Tuy bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm nhưng các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể giảm hoặc không xuất hiện nếu như bệnh được quản lý tốt.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, nếu người mẹ có tiền sử gia đình bị tiểu đường và chủ động ngăn chặn nguy cơ tiểu đường thai kỳ trước khi mang thai, thì tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh chỉ vào khoảng 1,2%. Con số sẽ là 11% nếu như người mẹ không được chủ động kiểm soát từ trước mang thai, hoặc đường huyết không ổn định.

Song song với điều trị, mẹ bầu cần phải định kỳ khám sức khỏe của mẹ và thai nhi, các biến chứng và kịp thời có hướng điều trị phù hợp, nhất là những tuần cuối sắp sinh.

Tóm lại, cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai chỉ thông qua cách điều chỉnh lối sống và hỗ trợ bằng tiêm insulin để ổn định đường huyết; định kỳ tầm soát các biến chứng nguy hiểm đến mẹ và em bé.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Bệnh tật đã len lỏi vào khắp nơi nơi, ai ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, vậy nên chúng ta hãy hiểu về bệnh và phòng ngừa kịp thời chủ động hàng ngày cho gia đình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 177
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol