Cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

 

Bạn thân mến!

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố và các chuyển hóa trong cơ thể khác nhau. Nhưng đối với bệnh tiểu đường, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh này trong giai đoạn mang thai. Cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai như thế nào để an toàn cho mẹ và sức khỏe của thai nhi?

Nguyên nhân gì khiến bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi? Cách điều trị như thế nào phù hợp?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có hết sau sinh hay không? Em bé và mẹ có bị bệnh tiểu đường sau khi sinh ra không?

(Ảnh minh họa bệnh tiểu đường thai kỳ)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu các vấn đề trên!

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai như thế nào?

Hiện nay, bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn chưa rõ nguyên nhân, nhưng thường thì chỉ diễn ra trong giai đoạn thai kỳ, sau khi sinh sẽ hết bệnh.

• Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết trong cơ thể, tuy vậy, bạn vẫn đủ sức khỏe để sinh em bé bình thường và cần phải tuân thủ các cách kiểm soát tốt lượng đường huyết.

Nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ đó là do trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra các hormone có thể dẫn đến tình trạng gia tăng lượng đường trong máu. Do một rối loạn nào đó trong cơ thể, nên không sản xuất đủ lượng insulin để phân giải lượng đường, khiến lượng đường huyết tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

• Đối tượng thai phụ nào dễ mắc phải?

+ Bạn bị thừa cân trước khi mang thai

+ Những phụ nữ gốc Phi, Tây Ban Nha, Châu Á, Mỹ thường dễ mắc bệnh hơn.

+ Lượng đường trong máu cao

+ Gia đình có tiền sử bị bệnh tiểu đường

+ Bạn bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.

+ Phụ nữ lớn hơn tuổi 25 sinh con dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

• Cách điều trị có khó không?

Tuy đây là bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, nhưng các bà mẹ không được chủ quan và phải tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của bác sỹ về chế độ ăn uống, chế độ vận động hàng ngày, và theo dõi lượng đường huyết.

Hầu hết các bác sỹ sản khoa, sẽ khuyên các bà mẹ đang mang thai cần kiểm tra lượng đường huyết, tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ từ tuần thai 24 – 28.

Cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai phải hết sức thận trọng và cần phải có sự theo dõi từ bác sỹ

Phụ nữ đang mang thai, việc điều trị bệnh cần phải hết sức thận trọng, vì có liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của thai nhi, nhất là loại thuốc được áp dụng điều trị.

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu để giữ cho em bé khỏe mạnh và các biến chứng trong quá trình sinh nở cho bà mẹ. Bạn cần tuân thủ các yêu cầu sau:

• Theo dõi lượng đường trong máu, từ 4 – 5 lần trong ngày, vào buổi sáng, trước và sau khi ăn và trước khi đi ngủ vào ban đêm.

• Theo dõi lượng đường huyết trong thời gian làm việc, di chuyển: Nếu lượng đường trong máu tăng cao, sẽ khiến tăng sinh insulin, dễ gây tình trạng lượng đường huyết thấp sau khi sinh.

• Chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc, loại bỏ hẳn đường tinh luyện ngũ cốc, loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo và calo, hạn chế thực phẩm chứa nhiều thành phần carbohydrate bao gồm cả bánh kẹo.

• Tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển lượng đường đến tế bào trong cơ thể dễ dàng hơn. Đồng thời, vận động phù hợp giúp tăng độ nhạy của insulin, có nghĩa là cơ thể cần ít chất insulin để vận chuyển đường đến tế bào.

• Tiêm insulin: Trong trường hợp chế độ ăn uống và vận động không đạt được mức đường huyết tối ưu, thì phải can thiệp tiêm insulin, cần có sự chỉ định từ bác sỹ.

• Cần theo dõi sát sự phát triển của thai nhi.

Khi mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đối với mẹ và bé sau này, cần phải luôn duy trì một lối sống lành mạnh để kiểm soát và loại bỏ nguy cơ này.

Xem thêm tại đây >>> Bí quyết trị bệnh đái tháo đường

Cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai bằng thảo dược, các bài thuốc dân gian có thực sự hiệu quả và an toàn?

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ diễn ra trong giai đoạn mang thai, thường hết sau khi sinh em bé. Nhưng việc kiểm soát lượng đường huyết trong giai đoạn này vô cùng quan trọng.

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc hay phác đồ điều trị nào, cần phải có được sự chỉ định của bác sỹ, cần có kết quả nghiên cứu lâm sàng, an toàn cho sức khỏe của bà mẹ và em bé.

Các loại thảo dược được chiết suất tinh khiết trong phòng thí nghiệm vô trùng, loại bỏ hoàn toàn các độc tố ra ngoài, chỉ giữ lại các thành phần dược tính an toàn và không gây ra bất cứ tác dụng phụ... Tuy vậy, cần phải hết sức thận trọng với đối tượng phụ nữ mang thai.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 399
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol