Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ - Sức khỏe thai nhi là tất cả!

Bạn thân mến!

Theo một thống kê gần đây có khoảng 2-4% thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện trong giai đoạn mang thai, nhưng nếu không được kiểm soát đường huyết và biến chứng bệnh, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho mẹ và bé, kể cả sau khi đã sinh em bé xong.

Vậy cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ an toàn cần được quan tâm điều trị chủ động như thế nào?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa vài lưu ý cũng như cách điều trị tiểu đường chủ động cho phụ nữ mang thai.

(Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang thai mắc phải tiểu đường chủ yếu do việc ăn uống và nội tiết tố thay đổi

Tuy tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ, nhưng chị em nào không may mắc bệnh thì cần phải hết sức bình tĩnh và từ từ giải quyết. Tránh lo âu, sợ hãi, hoang mang, xuống tinh thần,… mà vô tình làm cho bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.

• Do chế độ ăn uống thay đổi và có xu hướng “ăn theo em bé”:

Bình thường, có thể do còn giữ eo thon, hay sợ mập, hay một lý do nào khác mà chị em phụ nữ có thể “hãm” sự ăn của mình;

Nhưng khi mang thai, với tâm lý “ăn cho con nó khỏe” thế là “thả” luôn, rồi sau khi sinh kiểm soát ăn uống lại.

Đã có nhiều thai phụ may mắn khi có tâm lý đó, nhưng không mắc bệnh tiểu đường, “mẹ tròn con vuông”

Nhưng có những phụ nữ đã mắc tiểu đường ngay trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Cho nên, khi bạn đang có dự định sinh con, trước hết phải kiểm tra sức khỏe của mình; và trong quá trình mang thai, phải kiểm soát việc ăn uống của mình để mẹ con đều khỏe nhé!

• Do thay đổi nội tiết tố, thai nghén:

Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi hoàn toàn, thay đổi về tâm và sinh lý, và quá trình chuyển hóa các chất bên trong. Nên có thể nói, tiểu đường thai kỳ do thai nghén, có đến 3-6% nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ do nguyên nhân này.

Tùy cơ địa mỗi người khác nhau, sẽ có sự thay đổi khác nhau. Nếu gia đình bạn đã có tiền sử cha mẹ mắc tiểu đường type 2, hoặc phụ nữ sinh con ở độ tuổi trên 35, thì nguy cơ bạn mắc tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường type 2 rất cao.

Còn rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà khoa học chưa thể xác định.

Nếu như, mỗi ngày chúng ta có một đời sống khoa học, vận động thường xuyên, ăn uống phù hợp, không bị thừa cân béo phì, tinh thần lạc quan,… thì không có cớ gì bệnh tật xâm nhập vào cơ thể được cả.

Theo chúng tôi, cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ cũng nên tuân theo hướng điều trị chủ động này – từ lối sống của bệnh nhân.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc uống chữa bệnh tiểu đường tiểu đường thai kỳ

 

(Ảnh minh họa)

Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ duy nhất bằng liệu pháp y tế an toàn nhất hiện nay cho bà bầu, đó là tiêm insulin. Vẫn chưa có bất cứ loại thuốc uống nào hỗ trợ ổn định đường huyết cho thai phụ.

Lời khuyên của các chuyên gia, đối với thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cần nhanh chóng điều chỉnh lối sống khoa học, nhằm cân bằng chỉ số đường huyết và ngăn chặn nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm cho mẹ & bé.

Trường hợp bất khả kháng, các nỗ lực ổn định đường huyết tự nhiên không thành công, lúc đó mới nên sử dụng tiêm insulin hỗ trợ, phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sỹ chuyên khoa.

Tuy insulin được nghiên cứu an toàn cho thai phụ, không đi vào nhau thai nên sẽ an toàn cho sự phát triển của em bé. Nhưng những tác dụng phụ có thể kèm theo trong quá trình điều trị thì không ai có thể nói trước hoặc lường trước được.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động thể dục thể thao và luôn giữ tinh thần thoải mái,… là cách chúng tôi hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường thai kỳ áp dụng. Bệnh nhân cần tuân thủ và phải quyết tâm áp dụng đúng, vì sự an toàn cho chính mình và em bé trong bụng.

Những ảnh hưởng khi chỉ số đường huyết không ổn định đến mẹ và thai nhi như thế nào?

(Người mẹ phải duy trì một lối sống khoa học để ổn định đường huyết tự nhiên và ngăn chặn biến chứng)

Chúng tôi sẽ liệt kê ra đây những hậu quả, để mẹ bầu “sợ” mà quyết tâm tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ ngoài những ham thích thèm thuồng trong giai đoạn thai nghén hay do thói quen cũ.

Các hậu quả thật khó lường:

• Đối với sản phụ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén, có thể bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật, sản giật); Mẹ dễ bị nhiễm trùng hơn thai phụ khác; Khó sinh hơn (thường phải mổ hoặc áp dụng các thủ thuật khi sinh khó);

Sau khi sinh xong, bệnh có thể nặng hơn, có đến 5-20% sản phụ vẫn bị mắc tiểu đường. Nguy cơ mắc tiểu đường type 2 trong tương lai nếu như không có biện pháp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

• Đối với thai nhi, thai nhi có tỷ lệ tử vong do chu sinh cao; Thai có thể bị dị tật; tâm thần của trẻ cũng chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ khác; Trẻ sinh non; bị suy giảm các chức năng trong nội tạng như suy hô hấp, dị tật tim,…

Trẻ thường có cân nặng trên 4kg, thai to, khó sinh.

Sự phát triển về trí tuệ và tinh thần sau nay của trẻ không tốt như trẻ bình thường. Trẻ dễ mắc tiểu đường type 1 khi lớn lên;

Để tránh những hậu quả trên đây, thai phụ và gia đình phải tuân thủ nghiêm ngặt cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ chủ động và an toàn nhất.

Tóm lại, hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ tối ưu hay có các phương pháp điều trị kết hợp. Nhưng để bảo vệ chính mình, thai phụ cần phải duy trì một lối sống khoa học trước – trong – sau khi mang thai, thì khó mà mắc phải bệnh tật.
Bạn tham khảo thêm một số thảo dược chữa bệnh tiểu đường type 2 - ổn định đường huyết và biến chứng vượt trội.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Bệnh tiểu đường không chừa một ai, có điều, chúng ta không để nó làm hại ta thôi – bằng một lối sống chủ động!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 380
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol