Cách chữa bệnh tiểu đường ở trẻ em – khó nhất là ăn uống

 

Bạn thân mến!

Trẻ em ảnh hưởng lớn từ đấng sinh thành và từ lối sống, tư tưởng của gia đình khi mới sinh ra. Có gia đình, cha mẹ ưu tiên con khỏe, cho dù là gầy hay mập; có bậc phụ huynh yêu cầu con phải múp míp, bụ bẫm, tròn trịa thì mới khỏe. Đâu cũng là cách thương con, nhưng như thế nào là tốt cho trẻ nhất?

Bệnh tiểu đường len sâu vào mọi lứa tuổi, trẻ em cũng không nằm ngoài quy luật của thời hiện đại. Trẻ mắc tiểu đường phần do béo phì; thiếu vận động; ăn ngủ thiếu điều độ, và cũng do cha mẹ nữa.

Vậy cách chữa bệnh tiểu đường ở trẻ em như thế nào tốt cho sự phát triển tự nhiên của trẻ? Điều khó nhất trong điều trị căn bệnh nan y này ở trẻ em là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!

(Trẻ thích ăn đồ ngọt là trở ngại trong điều trị tiểu đường type 1)

Mời bạn theo dõi tiếp nội dung dưới đây!

Theo chúng tôi, khó khăn nhất trong các cách chữa bệnh tiểu đường ở trẻ em là việc ăn uống

Ăn uống như thế nào mới đúng? Giả sử phụ huynh áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh đi chăng nữa, liệu trẻ có đủ “bản lĩnh” để tuân thủ tuyệt đối theo không?

Theo số liệu nghiên cứu ơ bệnh nhân tiểu đường type 2 – chủ yếu mắc phải trên bệnh nhân từ khoảng 40 tuổi trở lên, có đến 95% bệnh nhân không thể tuân thủ được một chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động phù hợp, giúp ổn định đường huyết tự nhiên.

Vậy thì, làm sao để trẻ có thể áp dụng triệt để một khẩu phần lành mạnh đây? Quả nhiên là một điều đáng lo ngại cho phụ huynh có con em mắc hoặc có nguy cơ bệnh tiểu đường type 1.

• Trẻ thích ăn ngọt, mà bệnh tiểu đường thì tuyệt đối hạn chế đồ ngọt, đường. Phải làm sao?

• Cần phải duy trì một lối sống chủ động, thể dục thể thao điều độ, mà trẻ béo phì thường “ghét” vận động? Phải làm sao?

• Những suy nghĩ non nớt của trẻ chữa đủ để trẻ hạ quyết tâm chiến thắng bệnh tật như người lớn. Phải làm sao?

• Trẻ đang trong giai đoạn lớn, cần có đủ nguồn dinh dưỡng để phát triển và học tập. Chế độ ăn như thế nào phù hợp?

Vậy cách chữa bệnh tiểu đường ở trẻ em phải đi theo hướng nào?

Bệnh tiểu đường type 1 mắc phải do tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin cho quá trình trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể. Đây là loại bệnh tự miễn dịch, trẻ mắc phải do di truyền từ gia đình hoặc do thói quen được lặp đi lặp lại từ môi trường sống xung quanh.

Trẻ béo phì và có tiền sử từ gia đình (có bố hoặc mẹ hoặc cả hai mắc bệnh tiểu đường type 2) có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 1 nhất.

Do đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 20 tuổi, cho nên hiện nay vẫn chưa có loại thuốc uống hỗ trợ điều trị như đối với tiểu đường type 2.

Phương pháp điều trị chủ yếu cho loại tiểu đường này, bằng điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt và tiêm insulin – hỗ trợ ổn định đường huyết và các biến chứng.

Hai phương pháp này bổ trợ cho nhau giúp trẻ ổn định đường huyết. Việc điều phải xác định duy trì cả đời. Khi lớn lên, trẻ có xu hướng chuyển sang tiểu đường type 2 nếu như việc kiểm soát đường huyết không tốt.

(Phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen ăn rau xanh hàng ngày để phòng bệnh tiểu đường type 1)

Cách chữa bệnh tiểu đường ở trẻ em tốt nhất chính là cha mẹ quan tâm phòng bệnh cho trẻ từ nhỏ.

• Tập cho trẻ thói quen ăn rau xanh mỗi ngày; uống nước đầy đủ và ăn đồ ngọt vừa phải.

• Duy trì cân nặng cho trẻ để trẻ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và vận động thoải mái.

• Giúp trẻ có ý thức cao về việc bảo vệ thân thể và tự phòng bệnh ngay từ khi còn nhỏ.

• Cha mẹ cần phải tập cho trẻ các thói quen tốt hàng ngày như ngủ đúng giờ, tập thể dục thể thao, vận động vừa phải trong ngày, luôn vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống,…

Đồng thời, phụ huynh cần phải thường xuyên chú ý đến trẻ, nhằm kịp thời phát hiện những biểu hiện của căn bệnh ngay giai đoạn đầu:

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ, khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường type 1: Đái nhiều - nhất là tiểu đêm, khát nước nhiều, ăn nhiều và sút cân nhanh, hoặc tính khí thất thường, hay đau đầu, đau bụng,…

Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn ở trẻ em:

+ Đường máu khi đói ≥ 7,0 mmol/l.

+ Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.

Nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc nghi ngờ con trẻ có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Cần phải khám bệnh định kỳ; xét nghiệm chỉ số HbA1c 3 – 6 tháng/lần để tầm soát căn bệnh này và các biến chứng có thể mắc phải ở trẻ.

** Phụ huynh cần lưu ý:

Trẻ em khác với người lớn, vì đang trong giai đoạn phát triển, rất cần duy trì được nguồn năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu, không thể quá kiêng khem như người lớn. Nên việc thiết lập chế độ ăn trong ngày, phải luôn đề cao cả hai mục đích: ổn định đường huyết và đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Vậy nên, theo đánh giá của chúng tôi, cách chữa bệnh tiểu đường ở trẻ em - khó nhất là chế độ ăn uống và làm sao điều chỉnh được những thói quen cũ của trẻ trong đời sống.

Bạn tham khảo thêm một số thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2. Phụ huynh có thể tham khảo về bài thuốc thảo dược hỗ trợ cải thiện vấn đề do bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Trẻ nhỏ dưới 20 tuổi, luôn cần được sự chăm sóc từ cha mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 150
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol